Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp
dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu
doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Thuế bảo vệ môi trường.
Bài viết dành cho các kế toán viên đang phụ trách về phần thuế, người lao
động đang muốn tìm hiểu về cách tính thuế. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này
bởi vì vấn đề bảo vệ môi trường là một mối quan tâm lớn liên quan đến cộng
động và xã hội.
Bài viết có các từ viết tắt như sau: thuế bảo vệ môi trường (thuế BVMT);
người lao động (NLĐ); người sử dụng lao động (NSDLĐ), hợp đồng lao động
(HĐLĐ).
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Túi ni lông là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng
ngày của chúng ta, nhưng cũng góp phần không nhỏ vào vấn đề ô
nhiễm môi trường. Theo quy định của Luật Thuế bảo vệ môi trường,
túi ni lông thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường. Tuy nhiên,
vẫn có những trường hợp ngoại lệ mà túi ni lông không phải chịu
thuế này. Những trường hợp này nhằm khuyến khích sử dụng các sản
phẩm thân thiện với môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực
của túi ni lông đến môi trường. Trong bài viết này, chúng ta sẽ
cùng tìm hiểu chi tiết về các trường hợp đó và những tiêu chí
cần đáp ứng để túi ni lông được miễn thuế bảo vệ môi
trường.
1. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường được làm từ
đâu?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 giải
thích một số từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng
hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi
trường.
2. Mức thuế tuyệt đối là mức thuế được quy định bằng số tiền tính trên
một đơn vị hàng hóa chịu thuế.
3. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế là loại túi, bao bì được làm từ màng
nhựa đơn polyetylen, tên kỹ thuật là túi nhựa xốp.
4. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) là nhóm chất gây suy giảm
tầng ô dôn dùng làm môi chất lạnh.
Như vậy, túi ni lông thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường được làm từ
màng nhựa đơn polyetylen.
2. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế không phải chịu thuế bảo vệ môi
trường trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy
định về đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường như sau:
Đối tượng chịu thuế
1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
a) Xăng, trừ etanol;
b) Nhiên liệu bay;
c) Dầu diezel;
d) Dầu hỏa;
đ) Dầu mazut;
e) Dầu nhờn;
g) Mỡ nhờn.
2. Than đá, bao gồm:
a) Than nâu;
b) Than an-tra-xít (antraxit);
c) Than mỡ;
d) Than đá khác.
3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).
4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
...
Đồng thời, căn cứ quy định tại
khoản 2 Điều 4 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định như
sau:
Đối tượng không chịu thuế
1. Hàng hóa không quy định tại Điều 3 của Luật này không thuộc đối tượng
chịu thuế bảo vệ môi trường.
2. Hàng hóa quy định tại Điều 3 của Luật này không chịu thuế bảo vệ môi
trường trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới
Việt Nam theo quy định của pháp luật, bao gồm hàng hóa được vận chuyển từ
nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm
thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt
Nam; hàng hóa quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp
định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc thỏa
thuận giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ
nước ngoài ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của
pháp luật;
c) Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở
kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất
khẩu.
Đối chiếu theo các quy định trên, túi ni lông thuộc diện chịu thuế không
phải chịu thuế bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:
-
Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới
Việt Nam theo quy định của pháp luật, bao gồm hàng hóa được vận chuyển
từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không
làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra
khỏi Việt Nam;
-
Hàng hóa quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp
định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc thỏa
thuận giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính
phủ nước ngoài ủy quyền theo quy định của pháp luật;
-
Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định
của pháp luật;
-
Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở
kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường
để xuất khẩu.
3. Người nộp thuế bảo vệ môi trường là ai?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy
định về người nộp thuế như sau:
Người nộp thuế
1. Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản
xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 3 của
Luật này.
2. Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được
quy định như sau:
a) Trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập khẩu
là người nộp thuế;
b) Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai
thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được
nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối
thu mua là người nộp thuế.
Như vậy, người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế.
Trong một số trường hợp cụ thể thì người nộp thuế được quy định như
sau:
-
Trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập
khẩu là người nộp thuế;
-
Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than
khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng
hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn
đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập
nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/tui-ni-long-thuoc-dien-chiu-thue-khong-phai-chiu-thue-bao-ve-moi-truong-trongtruong-hop-nao-theo-qu-179339.html