M&A thuật ngữ chuyên môn: Phương pháp Lehmann, Long list, M&A Advisor, MBO Fund

Cùng với sự gia tăng của các giao dịch FDI, việc trang bị kiến thức chuyên sâu về M&A là yếu tố then chốt dẫn đến thành công. Hiểu rõ các thuật ngữ và quy trình không chỉ giúp bạn tự tin hơn khi tham gia các thương vụ, mà còn mở ra những cơ hội đầu tư và hợp tác chiến lược. Hôm nay hãy cùng AGS tìm hiểu những khái niệm quan trọng như Phương pháp Lehmann – cách xác định phí dịch vụ M&A, Long list – bước đầu tiên trong việc tìm kiếm đối tác, vai trò không thể thiếu của M&A Advisor, và quỹ đầu tư MBO Fund.

1. Phương pháp Lehmann (レーマン方式)

Phương pháp Lehmann là cách tính phí thành công phổ biến được nhiều công ty môi giới M&A sử dụng. Điểm đặc trưng là tỷ lệ phí thành công được điều chỉnh theo từng mức độ giá trị giao dịch M&A.
Ví dụ cụ thể:
  • Phần giao dịch dưới 5 tỷ Yên: tỷ lệ 5%
  • Phần giao dịch từ 5 tỷ Yên đến 10 tỷ Yên: tỷ lệ 4%
  • Phần giao dịch từ 10 tỷ Yên đến 50 tỷ Yên: tỷ lệ 3%
(Ví dụ)
Theo cách tính này, ví dụ nếu giao dịch 14 tỷ Yên, thì không chỉ đơn thuần là "14 tỷ Yên x 3%" mà sẽ được tính toán dựa trên từng bậc tỷ lệ.

Ví dụ tính toán (với tỷ lệ trên):

5 tỷ Yên x 5% (phần dưới 5 tỷ Yên)
+ 5 tỷ Yên x 4% (phần từ 5 tỷ Yên đến 10 tỷ Yên)
+ 4 tỷ Yên x 3% (phần từ 10 tỷ Yên đến 14 tỷ Yên)
= 250 triệu Yên + 200 triệu Yên + 120 triệu Yên = 570 triệu Yên

Tóm lại, đây là phương pháp mà tỷ lệ phí giảm dần khi quy mô giao dịch lớn hơn. Tùy thuộc vào quy mô áp dụng mà mỗi công ty môi giới có thể thiết lập khác nhau. Ngay cả với M&A quy mô nhỏ, để tránh hiểu lầm, bạn nên tìm hiểu kỹ phương pháp tính này.

M&A

2. Long list (ロングリスト)

Long list là danh sách tổng hợp các ứng viên tiềm năng (bên mua hoặc bên bán) được công ty môi giới lập ra trong quá trình M&A. Dựa trên các tiêu chí như nội dung kinh doanh, quy mô công ty, hiệu quả hoạt động, danh sách này có thể bao gồm khoảng 20 đến 100 công ty.
Mặc dù sau này sẽ có một short list (danh sách rút gọn) các công ty có tiềm năng cao, nhưng về cơ bản, không thể lập được short list nếu không có bước lập long list ban đầu.

3. M&A Advisor (M&Aアドバイザー)

M&A Advisor (còn gọi là Financial Advisor hoặc M&A Consultant) là chuyên gia hỗ trợ các thủ tục mua bán và chuyển nhượng trong M&A.
Họ thường cung cấp sự hỗ trợ toàn diện từ giai đoạn xem xét, lựa chọn đối tác cho đến khi ký kết hợp đồng. Nhìn chung, có hai hình thức: bên mua và bên bán lần lượt thuê cố vấn riêng, hoặc một cố vấn đóng vai trò trung gian.
Sự hiện diện của M&A Advisor rất quan trọng vì họ sở hữu kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ tài chính, pháp luật, lao động và khả năng thúc đẩy đàm phán diễn ra thuận lợi.

4. MBO Fund (MBOファンド)

MBO Fund là công ty đầu tư rót vốn vào các doanh nghiệp đang thực hiện MBO (Management Buyout - mua lại bởi ban lãnh đạo). Đây là một hình thức của quỹ đầu tư tư nhân, với mục đích chung là thu hồi lợi nhuận bằng cách bán lại cổ phần đã mua sau khi tăng giá trị doanh nghiệp được mua lại.
MBO là một loại hình trong M&A, có mục đích tăng cường quyền điều hành kinh doanh bằng cách tự mua lại, không chuyển nhượng cho bên thứ ba các lĩnh vực kinh doanh hoặc công ty con.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong trường hợp tình hình kinh doanh không tốt và khó thu hồi số tiền đã đầu tư, MBO Fund, với tư cách là cổ đông lớn, có thể sẽ bãi nhiệm người điều hành.

Hy vọng những giải thích trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực M&A. Việc nắm vững các khái niệm này sẽ là nền tảng vững chắc để bạn tự tin hơn khi tham gia vào các giao dịch phức tạp. Nếu bạn muốn tìm hiều thêm những khái niệm khác liên quan đến lĩnh vực này, thì nhớ theo dõi bài viết tiếp theo của chúng tôi.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://www.bizssuc-ffmagz.com/glossary/
Previous Post