Ngân hàng nhà nước/Cổ tức (Phần 2)

2015/03/08

Luậtđầutư

4. Thời điểm nào nhà đầu tư nước ngoài được chuyển lợi nhuận ra nước ngoài?

Nhà đầu tư có thể chuyển lợi nhuận ra nước ngoài vào:
  • Định kỳ hằng năm
  • Thời điểm nhà đầu tư nước ngoài được chuyển hàng năm số lợi nhuận được chia hoặc thu được từ các hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam ra nước ngoài là:
    • Sau khi kết thúc năm tài chính, công ty đã hoàn thành nghĩa vụ nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán và tờ khai quyết toán thuế TNDN năm tài chính cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp;
    • Sau khi doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật;
    • Sau khi đã thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc chia lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định.
  • Ngoài ra, trên báo cáo tài chính của năm phát sinh lợi nhuận không còn lỗ lũy kế sau khi đã chuyển lỗ theo quy định của luật doanh nghiệp.
  • Khi nhà đầu tư nước ngoài kết thúc hoạt động đầu tư tại Việt Nam
  • Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển lợi nhuận ra nước ngoài khi kết thúc hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam khi:
  • Sau khi doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật;
  • Sau khi đã nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán và tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của Luật Quản lý thuế.

5. Điều kiện chuyển lợi nhuận ra nước ngoài là gì?

Điều kiện chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của công ty TNHH được quy định theo Điều 69 Luật Doanh nghiệp và thông tư 186/2010/TT-BTC như sau:
  • Nhà đầu tư nước ngoài không được chuyển ra nước ngoài số lợi nhuận được chia hoặc thu được từ hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam của năm phát sinh lợi nhuận trong trường hợp trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư của năm phát sinh lợi nhuận vẫn còn số lỗ luỹ kế sau khi đã chuyển lỗ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
  • Không lỗ lũy kế, nghĩa là không có khoản tổn thất nào được chuyển sang;
  • Ngay sau khi phân bổ xong lợi nhuận, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác đến hạn.

6. Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài được tính như thế nào?

Đối với lợi nhuận được chuyển định kỳ hằng năm:

  • Lợi nhuận được chuyển ra nước ngoài hàng năm là Lợi nhuận được chia hoặc thu được của năm tài chính cộng (+) Các khoản lợi nhuận khác trừ (-) Các khoản đã sử dụng hoặc cam kết sử dụng để tái đầu tư tại Việt Nam.
  • Lưu ý: số lợi nhuận trên sẽ không được chuyển tra nước ngoài nếu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư của năm phát sinh lợi nhuận vẫn còn số lỗ luỹ kế sau khi đã chuyển lỗ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Trường hợp 1. Công ty công ty TNHH hai thành viên trở lên:
    • Trong trường hợp công ty là công ty TNHH hai thành viên trở lên, việc chia lợi nhuận công ty sẽ phụ thuộc vào phần vốn góp của từng thành viên tương ứng với lợi nhuận sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp 2: Công ty là công ty cổ phần
    • Trong trường hợp công ty là công ty cổ phần thì lợi nhuận trả cho thành viên công ty được gọi là cổ tức. Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính. Nghĩa là, lợi nhuận sẽ được chia dựa trên số cổ phần mà mỗi thành viên sở hữu trong công ty.
  • Việc tính tỷ lệ chi trả cổ tức được tính theo công thức sau:
Tỉ lệ chi trả cổ tức = Cổ tức một cổ phần/Thu nhập một cổ phần
  • Hình thức trả cổ tức:
    • Chi trả bằng tiền mặt và tài sản khác
      • Cổ đông sẽ có thêm khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh có lãi của công ty.
      • Vốn điều lệ của công ty được giữ nguyên.
  • Chi trả bằng cổ phiếu
    • Số lượng cổ phần của cổ đông và tổng số vốn điều lệ của công ty tăng thêm.
    • Là hình thức “tái đầu tư” đối với cổ đông. Số cổ phần cổ đông sở hữu càng nhiều thì mức cổ tức năm tiếp theo họ được nhận càng cao.
    • Đối với lợi nhuận được chuyển ra nước ngoài khi kết thúc hoạt động đầu tư tại Việt Nam
Tổng số lợi nhuận thu được trong quá trình đầu tư tại Việt Nam trừ (-) các khoản: các khoản lợi nhuận đã chuyển ra nước ngoài, lợi nhuận đã được sử dụng để tái đầu tư, và các khoản nhà đầu tư nước ngoài đã sử dụng cho các chi tiêu khác tại Việt Nam.

7. Khi chuyển lợi nhuận ra ngòa có phải kê khai và nộp thuế không?

  • Trường hợp thành viên góp vốn là tổ chức nước ngoài
  • Không phải kê khai và nộp thuế. Theo quy định của luật thuế TNDN, thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước là thu nhập miễn thuế.
  • Thành viên góp vốn là cá nhân
  • Thời điểm để xác định thu nhập chịu thuế:
  • Đối với thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu theo hướng dẫn tại điểm g, khoản 3, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu.
  • Trường hợp cá nhân nhận được thu nhập do việc đầu tư vốn ra nước ngoài dưới mọi hình thức thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân nhận thu nhập.
  • Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng thu nhập tính thuế mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nhân (×) với thuế suất 5%.
  • Cách thực hiện: Đơn vị chi trả phải có trách nhiệm khấu trừ thuế trước khi trả lợi nhuận và kê khai theo mẫu 06 KK/TNCN.
  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế. Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập.
Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ