Sự khác nhau giữa tài chính và kế toán

Tại AGS, chúng tôi cung cấp dịch vụ kế toán và tài chính chuyên nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp vận hành hiệu quả và phát triển bền vững. Dù có nhiều điểm chung, kế toán và tài chính thực chất là hai lĩnh vực khác nhau, với vai trò và mục đích riêng biệt. Hiểu rõ sự khác biệt này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quản lý tài chính, đảm bảo hoạt động minh bạch và đưa ra quyết định chiến lược chính xác.
Cùng AGS tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Kế toán và tài chính là hai hình thức quản lý tiền của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Nhưng chúng được sử dụng với 2 mục đích hoàn toàn khác nhau. Ta có thể thấy, kế toán là một phần của tài chính và tài chính có phạm vi rộng hơn bao hàm kế toán.
Tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kế toán thường kiêm luôn những công việc tài chính. Tuy nhiên, đối với những tập đoàn lớn, sự khác biệt trong công việc kế toán và tài chính sẽ được phân định rõ ràng hơn. Kế toán trưởng và Giám đốc tài chính sẽ có một vai trò chuyên biệt. Kế toán trưởng đi vào chi tiết việc vận hành hệ thống kế toán còn Giám đốc Tài chính chỉ nắm đầu thông tin kế toán và xây dựng hệ thống kiểm soát tài chính. Đây là mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau để giúp bộ máy Tài chính – Kế toán hoạt động trơn tru và hiệu quả.

1. Phạm vi hoạt động

  • Kế toán: Tập trung vào việc ghi nhận các giao dịch tài chính đã diễn ra trong quá khứ.
  • Tài chính: Tập trung vào phân tích dữ liệu kế toán, dự báo và lập kế hoạch tài chính cho tương lai.

2. Chức năng chính

  • Kế toán: Ghi nhận, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và lập báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ).
  • Tài chính: Phân tích dữ liệu kế toán, đánh giá hiệu quả kinh doanh, tìm kiếm nguồn vốn đầu tư và xây dựng chiến lược tài chính dài hạn.

3. Mục đích hoạt động

  • Kế toán: Cung cấp thông tin chi tiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp cho các bên liên quan như nhà quản lý, nhà đầu tư và cơ quan thuế.
  • Tài chính: Thiết lập kế hoạch tài chính, đánh giá rủi ro và đưa ra quyết định giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận và kiểm soát dòng tiền hiệu quả.

4. Đối tượng sử dụng thông tin

  • Kế toán: Nhà quản lý doanh nghiệp, cơ quan thuế, ngân hàng, nhà đầu tư…
  • Tài chính: Ban lãnh đạo doanh nghiệp, hội đồng quản trị và cổ đông.

5. Đặc điểm thông tin

  • Kế toán: Cung cấp dữ liệu dựa trên các giao dịch đã xảy ra trong doanh nghiệp.
  • Tài chính: Tổng hợp dữ liệu kế toán và phân tích thông tin từ thị trường để dự báo xu hướng tài chính.

6. Hệ thống xác định quỹ

  • Kế toán: Dựa trên nguyên tắc kế toán dồn tích (ghi nhận doanh thu và chi phí khi phát sinh, không phụ thuộc vào dòng tiền thực tế).
  • Tài chính: Dựa trên nguyên tắc dòng tiền thực tế (chỉ ghi nhận doanh thu khi tiền về tài khoản và chi phí khi tiền được chi ra).

Tổng kết

Kế toán và tài chính đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Kế toán trưởng tập trung vào việc ghi chép và báo cáo tài chính, trong khi Giám đốc tài chính chịu trách nhiệm phân tích, hoạch định chiến lược và kiểm soát dòng tiền. Hai chức năng này bổ trợ lẫn nhau, giúp doanh nghiệp kiểm soát rủi ro, tối ưu hóa nguồn lực và tăng trưởng bền vững.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://fem.tlu.edu.vn/bo-mon-ke-toan/su-khac-nhau-giua-tai-chinh-va-ke-toan-882
Next Post Previous Post