5 bước xây dựng chân dung ứng viên

2024/05/21

PhỏngVấn-CV

1. Chân dung ứng viên là gì?


Chân dung ứng viên (candidate persona) là một khái niệm được “mượn” từ “chân dung khách hàng” (customer persona) trong tiếp thị. Qua đó, chân dung ứng viên là hồ sơ xác định tất cả các đặc điểm của một ứng viên lý tưởng phù hợp với công việc đang được tuyển dụng.

Candidate persona được xây dựng dựa trên những thông tin của ứng viên. Bao gồm các yêu cầu cơ bản về kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm. Một số thông tin cá nhân khác bao gồm mục tiêu nghề nghiệp, sở thích, tính cách, kỹ năng mềm. Tất cả những thông tin này được thu thập thông qua việc nghiên cứu ngành, xu hướng của thị trường, xem xét các dữ liệu về hiệu suất tuyển dụng trước đây cũng như phân tích một loạt những dữ liệu về nhân sự khác. Có thể thấy để xây dựng chân dung ứng viên tiềm năng hiệu quả cần một quá trình bài bản cùng nền tảng kiến thức sâu rộng.

2. 5 bước xác định chân dung ứng viên mà HR cần biết

2.1 Xác định yêu cầu năng lực

Nhà tuyển dụng cần trao đổi với bộ phận có nhu cầu đào tạo để xác định những yêu cầu năng lực dành cho ứng viên:
  • Vị trí này cần có những kỹ năng cụ thể nào?
  • Cần kinh nghiệm làm việc bao nhiêu năm?
  • Cần những kỹ năng mềm nào?
  • Một ngày làm việc của họ sẽ diễn ra như thế nào?
  • Họ đóng vai trò gì trong chuỗi quy trình của công ty?
  • Việc xác định rõ ràng những yêu cầu năng lực của vị trí tuyển dụng giúp bạn có được bản mô tả công việc chính xác nhất, từ đó dễ dàng tìm được ứng viên có hồ sơ phù hợp.

2.2 Xác định kế hoạch đào tạo

  • Công ty cần ứng viên có thể làm việc ngay hay có kế hoạch đào tạo trong vài tháng?
  • Cần ứng viên có kinh nghiệm làm việc như thế nào? Vị trí mà ứng viên đã từng đảm nhận ra sao, thuộc ngành nghề nào? Quy mô công ty cũ lớn hay nhỏ?

Ví dụ: Công ty bạn muốn tuyển kế toán mới thay cho nhân viên kế toán cũ sắp nghỉ hưu thì ứng viên cần là người có kinh nghiệm và làm việc được ngay, nắm vững các nghiệp vụ kế toán. Bởi nhân viên này sẽ chỉ mất 1 - 2 tuần để làm quen với phần mềm và quy trình làm việc của công ty bạn mà không mất nhiều thời gian đào tạo nghiệp vụ hay chuyên môn.

2.3 Xác định sự tương thích văn hóa

  • Giá trị cốt lõi: Ứng viên xem trọng các giá trị gì trong cuộc sống?
  • Xem xét sự tương thích tính cách của ứng viên với các đối tượng sau: người quản lý trực tiếp, đội nhóm làm việc, văn hoá công ty, tình hình phát triển của công ty

Ví dụ: Người quản lý của ứng viên là người có tính cách vui vẻ, sáng tạo, linh hoạt thì ứng viên tiềm năng là người nên có những tính cách này.
Hoặc công ty bạn đang có chiến dịch cụ thể, cần đánh nhanh, thắng nhanh chiếm lĩnh thị trường thì cần nhân viên năng nổ, hướng ngoại, có tư duy đột phá,...

2.4 Xác định điểm cộng ứng viên

Ứng viên ngoài những kỹ năng, kinh nghiệm, các mối quan hệ,...liên quan đến vị trí tuyển dụng còn có thể có nhiều "điểm cộng" như:
  • Trình độ ngoại ngữ
  • Kinh nghiệm làm việc ở những công ty lớn hoặc công ty nước ngoài
  • Các mối quan hệ rộng, nhất là đối với giới chuyên gia
  • Chuyên môn kỹ thuật cao trong các ngành nghề mang tính đặc thù

2.5 Tổng hợp thông tin ứng viên

Cần tổng hợp các thông tin chân dung ứng viên một cách khoa học, logic. Chân dung ứng viên càng rõ ràng, chi tiết bao nhiêu thì khả năng tìm được đúng người, đúng việc lại càng hiệu quả bấy nhiêu.

a. Thông tin về đối tượng (Demographics):

  • Độ tuổi trung bình
  • Nơi sinh sống
  • Mức thu nhập hiện tại
  • Tình trạng hôn nhân

b. Thông tin về năng lực (Qualifications):

  • Trình độ học vấn
  • Các kỹ năng
  • Số năm kinh nghiệm
  • Chức vụ hiện tại

c. Mục tiêu và sở thích (Goals & interests):

  • Mục tiêu nghề nghiệp
  • Sở thích cá nhân

d. Các kênh truyền thông mà họ thường dùng (channels):

  • Website, trang tin tức sử dụng
  • Mạng xã hội, diễn đàn
  • Event, workshop, webinar,...
Thị trường việc làm luôn thay đổi, vì vậy chân dung ứng viên tiềm năng cũng sẽ có đổi thay theo thời gian. Ngoài ra, quá trình tuyển dụng ở mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau. Do đó, nhà tuyển dụng nên có sự cởi mở và điều chỉnh sao cho phù hợp để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp cũng nên cải thiện quy trình tuyển dụng thông qua đánh giá hiệu quả chân dung ứng viên tiềm năng.
Nguồn: Sưu tầm

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ