Tài sản trong chuẩn mực kế toán quốc tế (Part 4)

2024/05/21

TintứcIFRS

IAS 38: Tài sản cố định vô hình (Intangible non-current asset)

1. Định nghĩa và cách ghi nhận (Definition & recognition)

Tài sản vô hình là tài sản phi tiền tệ có thể xác định đượckhông có tính chất vật lýmang lại giá trị cho doanh nghiệp.
Tài sản vô hình được ghi nhận khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau:
  • Gần như chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai (Future economic benefits)
  • Giá trị tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy (Cost can be measured reliably)
  • Được kiểm soát bởi doanh nghiệp (Control by entity)
  • Có thể xác định được (Identifiable)
*Ví dụ:
Phần mềm máy tính (computer software), bằng sáng chế (patents), bản quyền (copyrights), Danh sách khách hàng (customer lists), giấy phép (licenses), hạn ngạch nhập khẩu (import quotas), quan hệ với khách hàng hoặc nhà cung cấp (customer or supplier relationships),…

2. Xác định giá trị ban đầu của tài sản vô hình (Initially measurement)

Tài sản vô hình được ghi nhận tùy theo cách nó được "tạo ra", hiện nay có 4 cách chủ yếu để ta có thể có được "Tài sản cố định vô hình" trong doanh nghiệp:
  • Sát nhập doanh nghiệp
  • Mua tài sản cố định vô hình
  • Trao đổi tài sản cố định vô hình
  • Nội bộ doanh nghiệp
Trong đó 2 trường hợp thường xuyên xảy ra là mua sắm và tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp, nên trong nội dung về chủ đề IAS 38 ta sẽ chủ yếu nói về các tình huống liên quan đến 2 trường hợp trên.

2.1 Mua tài sản vô hình riêng biệt

Giá trị của một tài sản vô hình riêng biệt được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc (Cost).

2.2 Tài sản vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp

Giai đoạn nghiên cứu (Research): toàn bộ chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu không được ghi nhận là tài sản vô hình. Nó được ghi nhận là chi phí sản xuất trong kỳ phát sinh.
Giai đoạn phát triển (Development): tài sản vô hình tạo ra trong giai đoạn này được ghi nhận là tài sản vô hình nếu thỏa mãn được tất cả các điều kiện sau:
  • Có khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai (Future economic benefit)
  • Dùng để sử dụng hoặc bán (Intention to use/sell)
  • đủ nguồn lực để hoàn thành hoặc để bán (Resources to complete/use/sell development)
  • khả năng hoàn thành hoặc bán (Ability to complete/use/sell)
  • Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành (Technical feasibility)
  • Chi phí xác định được một cách đáng tin cậy (Expense reliably measured)

3. Ghi nhận chi phí (Recognition of an expense)

Tất cả chi phí liên quan đến tài sản vô hình không đáp ứng điều kiện ghi nhận tài sản thì được ghi nhận là chi phí phát sinh trong kỳ, như:
  • Chi phí khởi nghiệp (start-up costs)
  • Chi phí đào tạo (training costs)
  • Chi phí quảng cáo (advertising costs)
  • Chi phí di dời doanh nghiệp (business relocation costs)

4. Giá trị sau ghi nhận ban đầu (Subsequent measurement)

Tương tự như tài sản cố định hữu hình, sau khi ghi nhận ban đầu doanh nghiệp được phép chọn 1 trong 2 phương pháp để ghi nhận tiếp theo:

4.1 Mô hình giá gốc (Cost model)

Sau ghi nhận ban đầu, tài sản vô hình được xác định bằng:
Nguyên giá (Cost) - Khấu hao lũy kế (Accumulated amortisation) - Lỗ tổn thất lũy kế (Accumulated Impairment losses)

4.2 Mô hình đánh giá lại (Revaluation model)

Sau ghi nhận ban đầu, tài sản vô hình được xác định bằng:
Giá trị hợp lý tại thời điểm đánh giá lại (FV at the date of revaluation) - Khấu hao lũy kế (Accumulated amortisation) - Các khoản lỗ tổn thất tài sản (được tính toán lại) sau thời điểm đánh giá lại (Accumulated impairment losses).

5. Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản vô hình (Useful life)

Thời gian sử dụng hữu ích hữu hạn 🡪 Trích khấu hao ngay sau khi sẵn sàng sử dụng.
Thời gian sử dụng không xác định 🡪 Không trích khấu hao và phải kiểm tra xem tài sản có bị giảm giá trị vào mỗi cuối kỳ kế toán hay không.

6. Thanh lý tài sản cố định vô hình

Tài sản vô hình sẽ được dừng ghi nhận khi doanh nghiệp không thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng hoặc bán tài sản.
  • Lãi hay lỗ phát sinh do thanh lý tài sản = Khoản tiền thu được từ việc bán tài sản – Chi phí thanh lý – Giá trị còn lại của tài sản.
  • Số lãi, lỗ này được ghi nhận là một khoản thu nhập hoặc chi phí trên báo cáo lãi lỗ trong kì.

Tái bút

Qua blog sau ta sẽ tìm hiểu về cách áp dụng cùng các ví dụ minh họa cho các bạn rõ hơn về chuẩn mực IAS 38 - Tài sản cố định vô hình.
Nguồn:
  1. https://knowledge.sapp.edu.vn/knowledge/fr/f7-t%C3%B3m-t%E1%BA%AFt-ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c-lesson-4-ias-38-intangible-asset-t%C3%A0i-s%E1%BA%A3n-v%C3%B4-h%C3%ACnh
  2. https://www.iasplus.com/en/standards/ias/ias38

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ