Công việc, vai trò của kế toán tài chính là gì?

2024/05/06

TintứcKếtoán

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về công việc của kế toán tài chính. Bài viết dành cho các kế toán viên, kế toán tài chính, người đang có nhu cầu ứng tuyển vào các vị trí này trong công ty.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Khái niệm kế toán tài chính

Kế toán tài chính là vị trí kế toán thực hiện các công việc liên quan đến thu thập, phân tích, đánh giá và cung cấp những dữ liệu thông tin kinh tế để lập thành báo cáo tài chính phục vụ cho đối tượng có nhu cầu sử dụng.
Đồng thời, kế toán tài chính còn đảm nhận vai trò quan trọng trong việc phân tích, phản ánh tình trạng biến động về tài sản và dòng tiền vốn của doanh nghiệp.
Bên cạnh kế toán tài chính, để xem thêm các từ vựng chuyên ngành khác về tiếng Anh, hãy click vào bài viết xem thêm dưới đây
Trong doanh nghiệp, bộ phận tài chính kế toán thường được phân thành kế toán tổng hợp và kế toán số liệu, mỗi bên sẽ được phân chia công việc rõ ràng, minh bạch nhằm đảm bảo hiệu quả công việc. Cụ thể như sau:
  • Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm trong việc ghi nhận, phản ánh và thống kê, tổng hợp các số liệu, dữ liệu trên các tài khoản, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính một cách tổng quát theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp.
  • Kế toán chi tiết: Khách với kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết được phân công theo dõi, ghi chép, phản ánh các đối tượng kế toán cần phải hạch toán một cách chi tiết nhất theo yêu cầu quản lý của mỗi doanh nghiệp.

2. Công việc cụ thể của kế toán tài chính

Kế toán tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin tài chính cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp và tham mưu cho ban lãnh đạo doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, quản lý tài chính hiệu quả. Để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng này, kế toán tài chính cần đảm nhiệm nhiều công việc cụ thể, bao gồm:

2.1 Ghi chép và xử lý các nghiệp vụ kinh tế

  • Kế toán tài chính cần ghi chép sổ sách kế toán theo đúng quy định của pháp luật kế toán. Họ phải hạch toán các khoản thu, chi, và các giao dịch chuyển khoản phát sinh trong doanh nghiệp. Ngoài ra, việc phân loại, sắp xếp và lưu trữ chứng từ kế toán cũng là một phần quan trọng trong công việc hàng ngày. Cập nhật sổ sách kế toán theo định kỳ là một nhiệm vụ thiết yếu để đảm bảo tính chính xác và kịp thời của thông tin tài chính.
  • Kế toán viên phải đảm bảo rằng mỗi giao dịch được ghi lại một cách chính xác, đúng thời điểm và tuân thủ các nguyên tắc kế toán. Sau khi ghi chép, các nghiệp vụ này được xử lý và tổng hợp để tạo thành các báo cáo tài chính, cung cấp cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của tổ chức.

2.2 Lập báo cáo tài chính

  • Một phần quan trọng trong công việc của kế toán tài chính là lập các báo cáo tài chính định kỳ theo quy định, bao gồm báo cáo CĐKT, báo cáo kết quả kinh doanh, BCLCTT và báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu. Họ cũng cần lập các báo cáo tài chính đột xuất theo yêu cầu của ban lãnh đạo doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước. Phân tích cũng là một phần công việc nhằm cung cấp cái nhìn sâu sắc về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

2.3 Quản lý thuế

  • Kế toán tài chính có trách nhiệm kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định và giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế. Kế toán phải chuẩn bị và nộp các tờ khai thuế đúng hạn, thanh toán các khoản thuế phải nộp, và lưu trữ hồ sơ thuế một cách cẩn thận.
  • Ngoài ra, kế toán viên cũng cần cập nhật kiến thức về các quy định thuế mới nhất, tối ưu hóa các lợi ích thuế và đảm bảo rằng tổ chức tuân thủ đầy đủ các yêu cầu pháp lý để tránh các rủi ro pháp lý và tài chính liên quan đến thuế.

2.4 Tham mưu cho ban lãnh đạo doanh nghiệp

  • Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng của kế toán tài chính. Trên cơ sở đó, họ tham mưu cho ban lãnh đạo các giải pháp quản lý tài chính hiệu quả và tư vấn về các rủi ro hoặc các dự báo tài chính có thể xảy ra. Sự tư vấn của kế toán tài chính giúp ban lãnh đạo đưa ra các quyết định chiến lược dựa trên các thông tin tài chính chính xác và đáng tin cậy.

2.5 Các công việc khác

  • Ngoài các nhiệm vụ chính, kế toán tài chính còn tham gia kiểm kê tài sản của doanh nghiệp và thanh toán các khoản phải trả. Họ cũng tham gia công tác kiểm toán nội bộ để đảm bảo tính minh bạch và trung thực của các báo cáo tài chính. Cập nhật các quy định mới về kế toán và tài chính là một phần công việc thường xuyên để duy trì sự tuân thủ và hiệu quả trong quản lý tài chính.
  • Bên cạnh đó, kế toán tài chính có thể tham gia vào các công việc như lập dự toán tài chính cho các dự án đầu tư, phân tích thị trường tài chính và quản lý rủi ro tài chính. Những nhiệm vụ này đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng về tài chính và khả năng dự báo để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đạt được các mục tiêu chiến lược và tối ưu hóa lợi nhuận.

3. Vai trò của kế toán tài chính trong doanh nghiệp

Kế toán tài chính đóng vai trò then chốt trong sự thành công và phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Các vai trò cụ thể của kế toán tài chính bao gồm:
  • Cung cấp thông tin tài chính chính xác và đầy đủ:Ghi chép và xử lý các nghiệp vụ kinh tế một cách chính xác, trung thực theo quy định của pháp luật kế toán.
  • Lập các báo cáo tài chính định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của ban lãnh đạo doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước.
  • Cung cấp thông tin tài chính chính xác, đầy đủ, khách quan cho các đối tượng sử dụng thông tin như nhà đầu tư, chủ nợ, cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà nước…
  • Tham mưu cho ban lãnh đạo doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh và quản lý tài chính:Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách toàn diện, bao gồm tình hình tài sản, nguồn vốn, hiệu quả hoạt động kinh doanh,…
  • Đề xuất các giải pháp quản lý tài chính hiệu quả, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và nâng cao sức cạnh tranh.
  • Tham gia vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần định hướng hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu và chiến lược chung của doanh nghiệp.
  • Giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật:Nắm vững các quy định của pháp luật về kế toán và thuế.
  • Hướng dẫn và giám sát việc thực hiện các quy định về kế toán và thuế trong doanh nghiệp.
  • Giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, tránh các vi phạm và chế tài xử phạt.
  • Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp:Thực hiện các biện pháp kiểm soát nội bộ nhằm ngăn ngừa và phát hiện các hành vi gian lận, tham nhũng trong doanh nghiệp.
  • Bảo quản chứng từ kế toán và các hồ sơ tài chính theo quy định.
  • Báo cáo cho ban lãnh đạo doanh nghiệp về các trường hợp vi phạm quy định về kế toán và tài chính.

4. Nguyên tắc làm việc của kế toán tài chính

Theo nội dung của Điều 6 Luật Kế toán, kế toán nói chung và kế toán tài chính nói riêng phải tuân theo các nguyên tắc làm việc như sau:
  • Giá trị của tài sản và các khoản nợ phải trả sẽ được ghi nhận ban đầu theo giá gốc.
  • Theo nguyên tắc nhất quán, các quy định và phương pháp kế toán phải được áp dụng một cách nhất quán trong mỗi kỳ kế toán năm. Trường hợp có sự thay đổi về phương pháp kế toán thì cần thực hiện giải trình chi tiết trong báo cáo tài chính.
  • Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính kế toán phát sinh một cách khách quan, đúng với thực tế, đầy đủ và đúng kỳ kế toán.
  • Lập và nộp báo cáo tài chính một cách chính xác và đúng thời hạn.
  • Doanh nghiệp cần công khai những thông tin và số liệu trong báo cáo tài chính theo quy định tại Điều 31, Điều 32 Luật Kế toán.
  • Thực hiện đánh giá tài sản và phân bổ những khoản chi, thu một cách đồng nhất và thận trọng, chính xác, không có sự sai lệch.
  • Lập và trình bày báo cáo tài chính phải đảm bảo đúng bản chất của mỗi giao dịch hơn là chú trọng hình thức.
Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

5. Các báo cáo kế toán tài chính phải thực hiện

Kế toán tài chính có nhiệm vụ thực hiện các báo cáo hàng tháng, quý, năm. Cụ thể như sau:
  • Các báo cáo theo tháng: báo cáo thuế giá trị gia tăng, báo cáo thuế thu nhập cá nhân.
  • Các báo cáo theo quý: báo cáo thuế giá trị gia tăng, báo cáo thuế thu nhập cá nhân, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
  • Các báo cáo theo năm: Báo cáo tài chính, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài.
  • Sổ kế toán:
    • Tổng hợp sổ nhật ký chung
    • Tổng hợp sổ cái
    • Báo cáo công nợ phải thu và phải trả
    • Tổng hợp báo cáo hàng tồn kho
    • Quản lý thu chi tiền mặt, tiền gửi
    • Quản lý nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm
    • Quản lý doanh thu và chi phí doanh nghiệp
Ngoài ra, thông báo phát hành hóa đơn hay kiểm tra giấy nộp tiền cũng thuộc phạm vi công việc của kế toán tài chính.

6. Các câu hỏi thường gặp về kế toán tài chính

6.1. Mức lương của kế toán tài chính là bao nhiêu?

Hiện nay, Nhà nước Việt Nam không đặt ra quy định về mức lương tối đa cho nhân sự ngành tài chính kế toán khối doanh nghiệp, do đó, mức lương kế toán tài chính nhận được sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào kinh nghiệm và chế độ đãi ngộ của từng tổ chức.
  • Với nhân sự kế toán tài chính mới ra trường hoặc có ít kinh nghiệm: mức lương sẽ dao động từ 5-10 triệu đồng /tháng.
  • Với nhân sự kế toán tài chính có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên: mức lương sẽ dao động từ 12 -30 triệu đồng /tháng.
  • Với vị trí chuyên viên tài chính kế toán cấp cao: mức lương tối thiểu sẽ từ 30 triệu đồng /tháng.
  • Đặc biệt, với các vị trí chuyên viên quản lý tài chính kế toán có năng lực rất cao, chẳng hạn như Giám đốc tài chính: mức lương có thể lên đến 80 – 200 triệu đồng /tháng.

6.2. Kế toán tài chính cần có những phẩm chất nào?

Bên cạnh trình độ chuyên môn, năng lực tốt và kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán, thì kế toán tài chính còn phải sở hữu 4 phẩm chất quan trọng sau đây:
  • Tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác trong công việc: là một trong những phẩm chất quan trọng hàng đầu bởi lẽ kế toán nói chung là công việc làm việc với các con số.
  • Chịu được áp lực cao: trong năm sẽ có những khoảng thời gian, đặc biệt là đến kỳ kế toán tài chính, bộ phận kế toán phải làm việc liên tục với cường độ cao nên việc chịu được áp lực là một lợi thế.
  • Có trách nhiệm và tính kỷ luật cao: công việc liên quan đến tiền bạc nên kế toán phải là người sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những hành động của mình.
  • Luôn trung thực và minh bạch: công việc này đòi hỏi kế toán tài chính phải thực hiện các báo cáo tài chính một cách chính xác và trung thực, phản ánh đúng trình hình sản xuất kinh doanh.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích.

Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.


Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://www.meinvoice.vn/tin-tuc/16080/ke-toan-tai-chinh-la-gi/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ