Kiểm toán giá vốn hàng bán cần lưu ý những điểm gì?

2024/05/15

TintứcKiểmtoán

Kiểm toán giá vốn hàng bán là hoạt động rất quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều hoạt động trong kinh doanh. Việc kiểm toán giá vốn hàng bán sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu lợi nhuận, quản lý hàng hóa dễ dàng. Chính vì vậy bài viết dưới đây sẽ nêu ra một số nội dung cơ bản về kiểm toán giá vốn hàng bán cho doanh nghiệp, cung cấp thêm thông tin bổ ích về chu trình kiểm toán giá vốn hàng bán cho bạn đọc. 

1. Giá vốn hàng bán là gì?

Giá vốn hàng bán có thể hiểu đơn giản là chi phí để sản xuất hàng hóa bán ra của một doanh nghiệp. Bao gồm chi phí nguyên vật liệu, nhân công để tạo ra hàng hóa, nhưng không bao gồm các chi phí tiếp thị, phân phối và bán hàng.

Thông thường, giá vốn hàng bán sẽ dùng để tính lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận gộp. Giá vốn hàng bán có tỷ lệ nghịch với tỷ suất lợi nhuận gộp (Nếu giá vốn hàng hóa cao thì tỷ suất lợi nhuận thấp và ngược lại, nếu giá vốn hàng hóa thấp thì tỷ suất lợi nhuận sẽ cao).

Công thức xác định giá vốn hàng bán như sau:

Giá vốn hàng bán = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Hàng mua trong kỳ - Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ.

Theo đó, giá trị của giá vốn hàng bán sẽ phụ thuộc vào phương pháp tính giá hàng tồn kho mà doanh nghiệp sử dụng. Mỗi doanh nghiệp sử dụng một phương pháp tính khác nhau, nên cách tính mức hàng tồn kho đã bán trong một kỳ cũng khác nhau.

2. Có bao nhiêu phương pháp xác định giá vốn hàng bán?

Hiện nay, có 4 phương pháp để xác định giá vốn hàng bán mà các doanh nghiệp có thể áp dụng: Phương pháp tính theo giá đích danh, Công thức tính FIFO, Công thức tính LIFO và Công thức tính bình quân gia quyền trong giá vốn hàng hóa. Cụ thể:

2.1. Công  thức  tính FIFO (Nhập trước, xuất  trước)

Theo phương pháp này, giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước thì sẽ được xuất trước, giá trị hàng tồn kho còn lại là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần cuối kỳ.

Tương tự, giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho đầu kỳ, hoặc gần đầu kỳ; giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá của hàng nhập kho cuối kỳ.

  • Ưu điểm: Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay giá vốn hàng xuất kho của từng lần xuất hàng, do vậy nó cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối đúng với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.
  • Nhược điểm: Phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Đối với phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị vật tư, hàng hoá có được từ cách đó rất lâu. Và nếu số lượng, chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập - xuất liên tục, dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc của kế toán sẽ trở nên càng lớn, kế toán viên sẽ dễ bị quá tải.

    2.2. Công thức tính LIFO (Nhập sau xuất trước)

    Phương pháp này ngược lại với phương pháp nhập trước – xuất trước: Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau sẽ được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng mua hoặc sản xuất trước đó. Đối với phương pháp này giá trị hàng xuất kho tính theo giá của lô hàng nhập sau cùng, giá trị hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ.

    Tuy nhiên trong thực tế phương pháp này hầu như không được áp dụng.

    2.3. Công thức tính Bình quân gia quyền giá vốn hàng bán

    Công thức này còn được biết dưới nhiều tên gọi khác như: Bình quân di động, bình quân liên hoàn. Đây là phương pháp tính giá vốn phổ biến nhất hiện nay. Theo đó, giá trị của từng loại hàng tồn kho sẽ tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và hàng tồn kho được mua, sản xuất trong kỳ.

    Giá trị trung bình tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.

    Công thức tính giá vốn theo phương pháp bình quân gia quyền như sau:

    MAC = (A+B) / C

    Trong đó:

    MAC: Giá vốn sản phẩm tính theo bình quân tức thời

    A: Giá trị khi hiện tại trước nhập = Tồn kho trước nhập x Giá MAC trước nhập.

    A: Giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới x Giá nhập kho đã phân bổ chi phí.

    C: Tổng tồn = Tồn trước nhập + Tồn sau nhập.

    2.4. Phương pháp tính theo giá đích danh

    Phương pháp này dựa trên giá trị thực tế của hàng hóa mua vào và giá trị của từng sản phẩm sản xuất ra và được sử dụng như sau: Hàng hóa, nguyên vật liệu xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính.

    • Ưu điểm: Đây là phương pháp tốt nhất, tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí  phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra, và giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
    • Nhược điểm: Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng, số lượng mặt hàng lớn thì không thể áp dụng được phương pháp này.

    3. Kiểm toán giá vốn hàng bán và hàng tồn kho

    Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán giá vốn hàng bán và hàng tồn kho thông qua 2 bước: Tìm hiểu, đánh giá kiểm soát nội bộ và thử nghiệm cơ bản. Cụ thể:

    3.1. Tìm hiểu, đánh giá kiểm soát nội bộ

    • Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ
    • Tìm hiểu sơ bộ rủi ro kiểm soát
    • Thiết kế, thực hiện thử nghiệm kiểm soát
    • Đánh giá rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản.

    3.2. Thử nghiệm cơ bản

    Thử nghiệm cơ bản sẽ áp dụng với hàng tồn kho và mục đích kiểm toán như sau:

    • Phân tích hàng tồn kho
    • Thử nghiệm chi tiết bằng việc: Quan sát, kiểm kê hàng tồn kho; Xác nhận hàng tồn kho được gửi kho của đơn vị khác; Kiểm tra việc đánh giá hàng tồn kho; Đánh giá hàng sản xuất; Kiểm tra kết quả kiểm kê; Kiểm tra khóa sổ hàng tồn kho; Trình bày và công bố hàng tồn kho.

    Trên đây là một số nội dung cơ bản về giá vốn hàng bán mà khi tiến hành kiểm toán giá vốn hàng bán kiểm toán viên cần phải nắm vững. Đây là công việc quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Do đó, để kiểm soát tốt lĩnh vực này, các kiểm toán viên không chỉ cần tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật mà còn phải vận dụng linh hoạt với từng điều kiện của doanh nghiệp để đảm bảo chính xác kết quả.


    Tìm kiếm Blog này

    AGS Accounting会社紹介(JP)

    Translate

    Lưu trữ Blog

    QooQ