Bạn biết đấy, cuộc đời vốn dĩ luôn là như vậy. Nó đa sắc màu, luôn biến hóa và mang đến cho ta những trải nghiệm khác nhau, lúc tươi sang, lúc lại đen tối, mù mịt.
Và để hòa nhập được cùng với nó, điều quan trọng là bạn phải học cách sống tự lập, tự chủ với một nền tảng vững chắc để khi đối mặt thử thách, bạn có thể tự vượt qua một cách dễ dàng.
1. Sống tự lập là gì?
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta vẫn thường xuyên nghe đến cụm từ “sống tự lập”. Thế nhưng, đã bao giờ bạn thực sự ngồi lại để ngẫm nghĩ một cách nghiêm túc, sâu sắc về tự lập trong cuộc sống là gì hay chưa?Thực tế, tự lập ở đây là chúng ta tự đưa ra những quyết định, tự vạch ra những kế hoạch cho riêng mình mà không cần đến sự giúp đỡ của bất kỳ ai. Lối sống tự lập sẽ mang lại cho con người những suy nghĩ độc lập, tự làm chủ cuộc đời cũng như cuộc sống của mình.
Tính tự lập không phân biệt tuổi tác cũng như không giới hạn về độ tuổi, vùng miền,...bởi ai cũng có quyền được sống tự lập dù là trẻ nhỏ, người trưởng thành hay người già.
Tự lập không phải sẵn có, sinh ra đã như vậy giống như tính cách mà tự lập ở đây cần trải qua một quá trình rèn luyện thì mới hình thành được đức tính sống đẹp ấy.
2. Sống tự lập có giá trị như thế nào?
Ngay cả những người tài năng, giàu trí tuệ nổi tiếng như: Bill Gates, Steve Job,… cũng vươn tới thành công nhờ sự tự lập. Đây chính là những minh chứng sáng về tài năng, sự nỗ lực cố gắng và không ngừng tự mình tìm kiếm cơ hội, con đường đi để phát triển.2.1 Sống có trách nhiệm với bản thân
Khi bản thân đã rèn luyện, hình thành được đức tính, thói quen sống tự lập, bạn sẽ sống có trách nhiệm. Bạn cũng sẽ không đổ lỗi cho người khác trước những kết quả không mấy tốt đẹp.Trước những mục tiêu, hoài bão của mình, bạn sẽ tìm cách tự lên kế hoạch, hành động để vượt qua khó khăn. Đây là tiền đề giúp mỗi con người khai phá sức mạnh trí tuệ của bản thân, phát huy cá tính sáng tạo, màu sắc riêng của mình.
2.2 Làm chủ cuộc sống
Điều này không cần bài cãi bởi người làm chủ được cuộc đời mình sẽ là người sống có mục đích, không chờ đợi sự “ban phước” hay hỗ trợ từ người khác.Sống tự lập giúp bạn tự làm chủ được năng lực, tri thức của bản thân để sử dụng vào những mục đích tốt đẹp. Nhờ vậy, bạn luôn đứng vững trước những “ngã rẽ”, thử thách bất ngờ của cuộc sống.
Hơn hết, giá trị của lối sống tự lập sẽ không mai một nếu như bạn truyền tinh thần ấy tới những người xung quanh. Những người sống tự lập sẽ trở thành tấm gương sáng được tất cả mọi người kính trọng và yêu quý.
2.3 Tự lập để thành công
Tính tự lập không sẵn có từ khi sinh ra mà cần phải trải qua quá trình rèn luyện và nuôi dưỡng.Nhiều người có suy nghĩ chỉ khi nào trưởng thành và phải chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình chúng ta mới cần tự lập. Tuy nhiên, quan điểm này là hoàn toàn sai lầm.
Tự lập phải được tích lũy, mài dũa càng sớm càng tốt, ngay từ khi còn bé. Chỉ có như vậy, khi trải qua quá trình “tôi luyện”, va vấp thực tế, bạn mới sống một cách trọn vẹn được.
Tự lập cũng chính là nhân tố thúc đẩy mỗi con người tự mình vượt qua mọi rào cản, bứt phá ra khỏi vòng an toàn của bản thân để thành công. Trước những chông gai, thử thách, bạn sẽ bình tĩnh, sáng suốt để lựa chọn con đường đi đúng đắn.
3. Bí quyết rèn luyện lối sống tự lập
Chấp nhận bản thân. Bạn không thể có được sức mạnh hay tính tự lập nếu không thể sống với chính mình, chấp nhận bản thân. Dù bạn là ai, dù bạn thế nào thì bạn cũng cần phải học cách thỏa hiệp với chính mình, với cơ thể, tính cách, quan điểm, lựa chọn hay với cuộc sống và với những người đã làm nên cuộc sống của bạn.Đừng bao giờ chối bỏ bản thân mình. Nếu đã từng mắc phải sai lầm thì đừng vội buông bỏ mà hãy xem đó là một bài học, một kinh nghiệm cho chính mình. Hãy luôn nỗ lực hơn để trở nên tốt đẹp hơn.
3.1 Tin tưởng vào bản thân
Nếu ngay cả bạn còn không tin chính mình thì ai có thể tin tưởng vào bạn? Mỗi chúng ta đều có những quan điểm, góc nhìn khác nhau và cũng không ai có thể quyết định cuộc đời thay cho bạn. Và tất nhiên, không phải lúc nào mọi người cũng đồng ý với quan điểm của bạn.Tin tưởng vào quyết định của mình, thậm chí nếu nó không đúng như mong muốn của một số người đồng nghĩa với việc bạn sẽ chịu trách nhiệm với quyết định đó. Và chỉ như vậy, bạn mới có thể tự lập được.
Nếu bạn không thể tin tưởng vào chính mình, bạn sẽ luôn dè dặt, phân vân trước mỗi sự lựa chọn. Bạn liên tục phải nhờ người khác quyết định hộ mình, dần dần nó sẽ thành thói quen xấu và bạn cứ dựa dẫm mãi vào người khác như vậy.
3.2 Độc lập về cảm xúc
Sẽ không sao cả nếu bạn cần một ai đó để động viên, vỗ về, cổ vũ tinh thần,.. Người đó có thể là bố mẹ, là bạn trai, bạn gái hay là những người bạn thân của bạn.Đây là điều rất bình thường bởi ai trong chúng ta cũng cần có sự chia sẻ, tiếp sức từ người khác như một lời động viên để vượt qua mọi khó khăn trên đường đời.
Thế nhưng, bạn không nên coi đó là động lực vì chắc chắn những người đó sẽ không ở bên bạn mãi mãi, giúp đỡ bạn mọi lúc, mọi nơi. Người duy nhất ở lại với bạn là chính bạn, hãy dựa dẫm vào chính mình.
3.3 Hòa hợp với xã hội
Người sống tự lập là những người nhìn thế giới vào cả hai mặt tốt và xấu. Để từ đó họ ý thức được đâu là lựa chọn đúng đắn và tự nhủ bản thân luôn phải mạnh mẽ, cố gắng và tự đứng trên đôi chân của mình.Tự lập không có nghĩa là bạn không tin tưởng vào bất cứ ai, cũng không phải cho rằng bạn là nhất. Hòa hợp với xã hội ở đây tức là chấp nhận nó cùng với mọi thứ rắc rối xung quanh.
Để rồi bạn thấy rằng thế giới rộng lớn ngoài kia có hàng ngàn hàng vạn cách sống khác nhau. Và bạn cũng có cách sống riêng của mình chứ không phải bắt chước theo một ai đó.
3.4 Duy trì các mối quan hệ
Sống tự lập không có nghĩa là bạn bỏ tất cả đi hết và chỉ sống một mình. Ngược lại, bạn cần phải duy trì và làm cho mối quan hệ gần gũi, khăng khít hơn nữa.Hãy luôn ở cạnh người đó mỗi khi họ cần bạn. Hãy là một người đáng tin cậy, là chỗ dựa vững chắc cho họ nếu họ cần bạn. Đôi khi, những trải nghiệm đó còn giúp bạn học được cách giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống một cách dễ dàng hơn.
Nguồn: https://www.rni.institute/blog/song-tu-lap