Trong nội dung blog này, ta sẽ tập trung vào các ví dụ minh họa khi áp dụng chuẩn mực IAS 16, các ví dụ sẽ tập trung vào cách ghi nhận, tính toán các chỉ số cũng như các xử lý kế toán thường gặp trong chuẩn mực.
1. Ghi nhận ban đầu (Initial Measurement)
[Tình huống 1]
T Co mua 1 máy in mới. Với giá $80,000 cùng chi phí lắp đặt là $5,000 và chi phí đào tạo nhân viên cách sử dụng là $2,000. Trước khi sử dụng máy để in các đơn hàng cho khách, công ty đã phải thực hiện chạy thử và chi phí mực, giấy cho việc chạy thử là $1,000.
Yêu cầu: Đâu là nguyên giá của máy in cần trình bày trên BS?
Trả lời:
Nguyên giá của máy in sẽ bao gồm 3 hạng mục chi phí:
- Giá mua: $80,000
- Chi phí lắp đặt: $5,000
- Chi phí chạy thử: $1,000
Như vậy, nguyên giá của máy in sẽ là $86,000
Chi phí đào tạo nhân viên $2,000 không được tính vào nguyên giá máy vì là chi phí phát sinh để sử dụng tài sản, chứ không phải là đưa tài sản vào tình trạng sẵn sàng sử dụng.
[Tình huống 2]
Vào 1.10.X4, T Co bắt đầu khoan dầu dưới biển. T Co được yêu cầu phải loại bỏ toàn bộ thiết bị khoan khỏi khu vực này sau khi hết giấy phép 5 năm. Chi phí ước tính là $30m vào 30.9.X9. Chi phí sử dụng vốn của công ty là 8%/năm và $1 tại 5 năm sau có giá trị hiện tại là $0.68.
Yêu cầu: Xác định giá trị của hoạt động khai thác dầu công ty cần trình bày trên BS tại 30.9.X5?
Trả lời:
Tình huống này sẽ liên quan đến chi phí ước tính cho việc tháo dỡ tài sản và phục hồi địa điểm về nguyên trạng (dismantling and removing costs) mà ta đã nhắc ở Part 1. Ta cần xác định giá trị của chi phí này vào nguyên giá tài sản tại 30.9.X5. $30m tại thời điểm 30.9.X9 sẽ là giá trị tương lai của chi phí khôi phục nguyên trạng sau 5 năm. Vậy nên chúng ta sẽ phải chiết khấu $30m này về thời điểm 30.9.X5.
Đây là 1 câu hỏi hay vì nó liên quan đến giá trị thời gian của dòng tiền.
Tiền tệ có giá trị thời gian. 1 đồng ngày hôm nay có giá trị > 1 đồng ngày hôm sau. Vì vậy nên khi xem xét dòng tiền của dự án (phát sinh qua nhiều năm), chúng ta phải quy đổi các dòng tiền ở tương lai về cùng 1 thời điểm (hiện tại). Hay nói cách khác là phải chiết khấu dòng tiền từ tương lai về hiện tại.
Cách chiết khấu dòng tiền về hiện tại như thế nào?
Để đưa dòng tiền ở tương lai về hiện tại, chúng ta sử dụng công thức: FV = PV * (1+r)^n
Trong đó:
- PV: Giá trị hiện tại của dòng tiền
- FV: Giá trị tương lai của dòng tiền
- r là tỷ lệ chiết khấu. Thường là chi phí huy động vốn của doanh nghiệp
- n: số kỳ chiết khấu về hiện tại
Áp dụng vào trong tình huống của chúng ta:
Tình huống cho sẵn thông tin rằng $1 trong tương lai 30.9.X9 có giá trị quy về 30.Oc.X4 là $0.68. Tức là đã cho sẵn giá trị hiện tại của 1$ tại 30.10.X4. Nên ta không cần áp dụng công thức vừa đề cập. Mà chỉ cần lấy $0.68 *$30m là ra được giá trị hiện tại của $30m tại 30.Oc.X5 = $20.4m
Nhưng chưa dừng lại ở đây được, đề bài đang hỏi là tại 30.9.X5, tức là thời gian trôi đi 1 năm so với thời điểm hiện tại, nên ta phải tính lấy gía trị tương lai sau 1 năm của $20.4m này.
Áp dụng công thức: FV = PV * (1+r)^n
- PV = $20.4m
- r = 8%
- n = 1
FV = $20.4m * (1+8%) = $22,032,000
Vậy, giá trị của hoạt động khai thác dầu cần trình bày trên BS tại 30.9.X5 là
$22,032,000
2. Ghi nhận tiếp theo (Subsequently Measurement)
[Tình huống 3]
- 1 tài sản được mua vào 1.1.X0 với nguyên giá là $1m.
- Thời gian sử dụng hữu ích là 50 năm
- Tài sản được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng (Straight line method)
- Giá trị thanh lý ước tính là: 0
- Vào 31.12.X1, tài sản được đánh giá lại với giá trị $1.2m. Biết rằng gía trị sử dụng hữu ích của tài sản không thay đổi.
Yêu cầu:
[1] Xác định chi phí khấu hao tính vào PL năm X2 theo 2 mô hình Giá gốc và mô hình Đánh giá lại giá trị tài sản?
[2] Xác định giá trị tài sản cần thể hiện trên BS tại 31.12.X2 theo 2 mô hình Giá gốc và mô hình Đánh giá lại giá trị tài sản?
Trả lời:
Phương pháp nguyên giá (Cost model)
Khi tài sản được phản ánh theo mô hình giá gốc, ta có thể lập bảng tính khấu hao cho
tài sản như sau:
Năm |
Chi
phí khấu hao |
Giá
trị còn lại |
1.1.X0 |
|
1,000,000 |
31.12.X0 |
20,000 |
980,000 |
31.12.X1 |
20,000 |
960,000 |
31.12.X2 |
20,000 |
940,000 |
Giá trị của tài sản cần thể hiện trên BS tại 31.12.X2 sẽ là:
- Nguyên giá: $1m
- Hao mòn luỹ kế: $60,000
- Giá trị còn lại: $940,000
Mô hình giá gốc này rất đơn giản. Hoàn toàn tương tự như kế toán Việt Nam của chúng ta thôi. Chúng ta sang tiếp mô hình Đánh giá lại nhé.
Phương pháp đánh giá lại giá trị (Revaluation model)
Khi tài sản được phản ánh theo mô hình Đánh giá lại, ta có thể lập bảng tính khấu
hao cho tài sản như sau:
Năm |
Chi
phí khấu hao |
Giá
trị còn lại |
1.1.X0 |
|
1,000,000 |
31.12.X0 |
20,000 |
980,000 |
31.12.X1 |
20,000 |
960,000 |
Re-valued
Amount |
|
1,200,000 |
31.12.X2 |
25,000 |
1,175,000 |
Vào 31.12.X1, tài sản được đánh giá lại với giá trị $1.2m, lúc này ta đã khấu hao được 2 năm (X0 và X1) vì thế vào 31.12.X2 thời gian sử dụng hữu ích chỉ còn lại 48 năm:
Chi phí khấu hao 31.12.X2 = 1,200,000/48 = 25,000
Tại ngày 31.12.X2:
Giá trị ghi sổ của tài sản được đánh giá tăng: $1.2m -$ 960,000 = $240,000 (Upward Revaluation)
*Bút toán ghi nhận khi đánh giá lại
Dr PPE - Cost: $200,000 (Tăng nguyên giá)
Dr PPE - Accumulated Depreciation: $40,000 (Xóa khấu hao lũy kế cũ)
Cr Revaluation surplus: $240,000 (Tăng giá trị ghi sổ)
Như vậy, giá trị của tài sản cần thể hiện trên BS tại 31.12.X2 sẽ là:
- Nguyên giá: $1.2m
- Hao mòn luỹ kế: $25,000
- Revaluation surplus: $240,000
- Giá trị còn lại: $1,175,000
Giả sử đến năm 31.12.X3, nếu tài sản này bị đánh giá giảm xuống còn $900,000.
Khi đó:
- Hao mòn luỹ kế tại ngày 31.12.X3: $1.2m/48 * 2 = $50,000
- Giá trị còn lại của tài sản trước khi đánh giá lại: $1.2m – $50,000 = $1,150,000
- Giá trị ghi sổ bị đánh giá giảm: $1,150,000- $0.9m = $250,000 (Downward Revaluation)
Theo IAS 16 nếu trước đó tài sản của bạn được đánh giá tăng lên một khoảng bao nhiêu thì khi giảm thì bạn sẽ được lấy số tăng lên để cấn trừ vào phần giảm này. Vì vậy tài sản trước đó đã được đánh giá tăng $240,000 và ghi nhận vào tài khoản Revaluation Surplus, nên bây giờ sẽ cần điều chỉnh giảm $240,000 vào Revaluation Surplus trước. Phần vượt là $10,000 còn lại sẽ được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động (PL) trong kỳ.
*Bút toán ghi nhận khi đánh giá lại
Dr Revaluation surplus: $240,000 (Giảm phần tích lũy tăng - nếu có)
Dr Expense (PL): $10,000 (Ghi nhận phần vượt)
Dr PPE - Accumulated Depreciation: $50,000 (Xóa khấu hao lũy kế cũ)
Cr PPE - Cost: $300,000 (Giảm nguyên giá)
3. Thanh lý Tài sản dài hạn (Non-current assets disposal)
Lấy lại [Tình huống 3] nếu tại ngày 31.12.X3 thay vì tài sản bị đánh giá giảm thì công ty sẽ thanh lý tài sản này với giá $1.3m. Khi đó tại ngày thanh lý:
- Nguyên gía: $1.2m
- HMLK: $50,000
- Giá trị còn lại (Carrying Amount) = $1,150,000
- Lãi từ thanh lý tài sản (Gains on PPE disposal) = $1,300,000 – 1,150,000 = $150,000
Chúng ta sẽ có 3 bút toán để phản ánh giao dịch thanh lý này:
*Bút toán ghi nhận xóa khấu hao lũy kế
Dr PPE - Accumulated Depreciation: $50,000
Cr Disposal account: $50,000
*Bút toán ghi nhận xóa tài sản
Dr Disposal account: $1.2m
Cr PPE - Cost: $1.2m
*Bút toán ghi nhận khoản thu từ thanh lý tài sản
Dr Cash/Receivable: $1.3m
Cr Disposal account: $1.3m
*Bút toán ghi nhận lãi từ thanh lý tài sản
Dr Disposal account: $150,000
Cr Other income: $150,000
Tái bút
Như vậy là ta đã đi xong về chủ đề IAS 16 với các ví dụ minh họa cho từng tình huống cụ thể, nhưng dường như ta chỉ mới xong phần cơ bản của chuẩn mực vì sẽ còn nhiều trường hợp nâng cao hơn như việc ta phải vốn hóa chi phí lãi vay vào nguyên giá tài sản cố định theo chuẩn mực IAS 23 - Borrowing Costs, ghi nhận tài sản cố định được trợ cấp từ chính phủ theo IAS 20 - Government grants cũng như nhiều trường hợp phức tạp khác. Qua phần sau sẽ là tài sản cố định vô hình hứa hẹn sẽ có nhiều thú vị hơn. Mong các bạn ủng hộ!
Nguồn: https://tuonthi.com/chuan-muc-ke-toan-quoc-te-ias-16/