Bí Mật Bên Trong Công Việc Kiểm Toán: Hé lộ những sự thật ít người biết

2024/06/07

TintứcKiểmtoán


Hiện nay kiểm toán viên là vị trí công việc có nhu cầu tuyển dụng rất lớn trên thị trường việc làm. Thế nhưng vẫn còn nhiều bạn chưa thực sự hiểu rõ về công việc này. Vì vậy, trong bài viết này, Ms Uptalent sẽ chia sẻ cùng bạn đọc về nghề kiểm toán và những thông tin ít người biết. Các bạn hãy theo dõi bài viết để nắm bắt được những đặc thù của nghề này nhé.

1. Kiểm toán lương bao nhiêu?

Theo thống kê mới nhất, mức lương trung bình của kiểm toán viên vào khoảng 9,2 triệu / tháng. Mức lương phổ biến dao động từ 8 – 12 triệu / tháng. Nếu kiểm toán viên có chứng chỉ kiểm toán quốc tế như ACCA, CPA Úc, CPA Hoa Kỳ,…, thì mức lương vào khoảng 1.000 – 2.000 USD.
Mức lương kiểm toán viên cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như là kinh nghiệm, quy mô doanh nghiệp, địa điểm làm việc,…
Sau đây là thống kê mức lương kiểm toán viên theo kinh nghiệm để bạn thấy được sự khác biệt về lương giữa những người có số năm kinh nghiệm khác nhau.
  • Chưa có kinh nghiệm, mức lương từ 5 triệu – 7 triệu / tháng.
  • Từ 1 – 2 năm kinh nghiệm, mức lương vào khoảng 7– 10 triệu / tháng.
  • Từ 3 – 5 năm kinh nghiệm, mức lương khoảng từ 10 – 15 triệu / tháng.
  • Trên 7 năm kinh nghiệm, mức lương phổ biến vào khoảng 15 – 20 triệu / tháng.

2. Kiểm toán nội bộ là gì?

Kiểm toán nội bộ là việc kiểm soát, đánh giá kết quả thực hiện các quy chế nội bộ, pháp luật cũng như kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ, thực thi hoạt động tài chính, kế toán của doanh nghiệp có hữu hiệu hay không. Từ đó đưa ra các đề xuất cải thiện phù hợp.


Hoạt động kiểm toán nội bộ được thực hiện theo yêu cầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. Vì vậy các báo cáo kiểm toán kiểu này chỉ được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp và ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài.

Người thực hiện kiểm toán nội bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban lãnh đạo của doanh nghiệp. Họ hoạt động độc lập với các phòng ban khác và được thiết lập dưới hình thức là một bộ phận chuyên môn trực thuộc ban lãnh đạo cấp cao.

Thông thường hoạt động kiểm toán nội bộ không phải là quy định bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới phải thực hiện kiểm toán nội bộ.

3. Yêu cầu để trở thành kiểm toán viên

3.1. Các tiêu chuẩn cần đáp ứng để trở thành kiểm toán viên

  • Có năng lực hành vi dân sự.
  • Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, khách quan, liêm khiết.
  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc các chuyên ngành khác theo quy định của Bộ tài chính.
  • Có chứng chỉ kiểm toán viên

3.2. Yêu cầu cần đáp ứng đối với công tác kiểm toán độc lập, kiểm toán viên

  • Tính độc lập: đây là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên. Nhờ có tính độc lập mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp mới tin tưởng vào những đánh giá và kết quả kiểm toán của kiểm toán viên. Ngoài ra tính độc lập cũng thể hiện sự trung thực và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên với người sử dụng kết quả kiểm toán.
  • Tư chất đạo đức: kiểm toán viên cần thận trọng và có tinh thần làm việc thẳng thắn, trung thực để có thể xem xét và đánh giá các thông tin tài chính kế toán một cách khách quan nhất.
  • Năng lực nghiệp vụ: muốn hành nghề kiểm toán, bạn cần đáp ứng được các quy định pháp luật như có trình độ chuyên môn, có kỹ năng và kinh nghiệm làm kiểm toán trên 36 tháng.
  • Hiểu biết pháp luật: bên cạnh nhưng yêu cầu trên, bạn còn phải am hiểu pháp luật và các chính sách tài chính liên quan đến ngành kiểm toán để thực hiện công việc theo đúng quy định.
Nguồn: https://hrchannels.com/uptalent/kiem-toan-va-nhung-thong-tin-it-nguoi-biet.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ