IFRS 2: Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu tại Việt Nam

2024/06/26

TintứcIFRS

AGS sau đây sẽ giới thiệu cho các bạn độc giả về IFRS 2 : Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu tại Việt Nam.

1. TỔNG QUAN

  • IFRS 2 Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu yêu cầu đơn vị ghi nhận các giao dịch thanh toán trên cơ sở cổ phiếu (như cổ phiếu được cam kết, quyền chọn cổ phiếu hoặc quyền lợi trên cơ sở sự tăng giá cổ phiếu) trong báo cáo tài chính, bao gồm các giao dịch với nhân viên hoặc các bên khác để được thanh toán bằng tiền mặt, các tài sản khác, hoặc công cụ vốn của đơn vị.
  • Các yêu cầu cụ thể bao gồm cho các giao dịch thanh toán trên cơ sở cổ phiếu được chỉ trả bằng công cụ vốn và được chỉ trả bằng tiền, cũng như các giao dịch mà đơn vị hoặc nhà cung cấp lựa chọn tiền mặt hoặc công cụ vốn.
  • IFRS 2 lần đầu được ban hành vào tháng 2 năm 2004 và lần đầu tiên được áp dụng cho các kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2005.

2. PHẠM VI

  • Khái niệm thanh toán trên cở sở cổ phiếu rộng hơn quyền chọn cổ phiếu cho nhân viên. IFRS 2 bao gồm việc phát hành cổ phiếu, hoặc quyền đối với cổ phiếu, để đổi lấy dịch vụ và hàng hóa.
  • Ví dụ về các mục trong phạm vi của IFRS 2 gồm quyền lợi trên cơ sở sự tăng giá cổ phiếu, kế hoạch mua cổ phiếu của nhân viên, kế hoạch sở hữu cổ phiếu của nhân viên, kế hoạch quyền chọn cổ phiếu và các kế hoạch phát hành cổ phiếu (hoặc quyền đối với cổ phiếu) có thể phụ thuộc vào các điều kiện thị trường hoặc phi thị trường.
  • IFRS 2 áp dụng cho tất cả các đơn vị. Không có miễn trừ cho các đơn vị tư nhân hoặc nhỏ hơn. Hơn nữa, các công ty con sử dụng công cụ vốn của công ty mẹ hoặc công ty con khác trong thỏa thuận thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ cũng năm trong phạm vi của Chuẩn mực.
Có hai miễn trừ cho phạm vi chung:
  • Đầu tiên, việc phát hành cổ phiếu trong hợp nhất kinh doanh nên được xem xét dưới IFRS 3 Hợp nhất kinh doanh. Tuy nhiên, cần thận trọng để phân biệt các khoản thanh toán trên cơ sở cổ phiếu liên quan đến việc mua thâu tóm với các khoản thanh toán liên quan đến việc tiếp tục dịch vụ nhân viên.
  • Thứ hai, IFRS 2 không đề cập đến các thanh toán trên cơ sở cổ phiếu trong phạm vi đoạn 8-10 của IAS 32 Công cụ tài chính: Trình bày hoặc đoạn 5-7 của IAS 39 Công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo lường. Do đó, IAS 32 và IAS 39 nên được áp dụng cho các hợp đồng phái sinh trên cơ sở hàng hóa mà có thể được chỉ trả bằng cổ phiếu hoặc quyền đối với cổ phiếu
  • IFRS 2 không áp dụng cho các giao dịch thanh toán trên cơ sở cổ phiếu mà không liên quan đến việc mua hàng hóa và dịch vụ. Do đó, chia cổ tức, mua cổ phiếu quỹ và phát hành thêm cổ phiếu năm ngoài phạm vi của nó.

3. ĐỊNH NGHĨA

  • Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu là giao dịch trong đó đơn vị nhận hàng hóa hoặc dịch vụ trong một thỏa thuận thanh toán bằng công cụ vốn hoặc phát sinh các nghĩa vụ nợ phải trả trên cơ sở giá của cổ phiếu hoặc các công vụ vốn khác của đơn vị. Các yêu cầu kế toán cho thanh toán trên cơ sở cổ phiếu phụ thuộc vào cách thức giao dịch được chỉ trả, nghĩa là bằng cách phát hành (a) công cụ vốn, (b) tiền mặt, hoặc (c) công cụ vốn hoặc tiền mặt.

4. GHI NHẬN VÀ ĐO LƯỜNG

  • Việc phát hành cổ phiếu hoặc quyền đối với cổ phiếu đòi hỏi phải tăng một thành phần trong vốn chủ sở hữu. IFRS 2 yêu cầu bù trừ khoản ghi nợ chỉ phí khi thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ không đại diện cho một tài sản. Các chỉ phí nên được ghi nhận khi hàng hóa hoặc dịch vụ được tiêu dùng. Ví dụ: việc phát hành cổ phiếu hoặc quyền đối với cổ phiếu để mua hàng tồn kho sẽ được trình bày dưới dạng tăng hàng tồn kho và sẽ chỉ được ghi nhận chỉ phí khi hàng tồn kho được bán hoặc bị suy giảm giá trị.
  • Việc phát hành cổ phiếu đã được trao quyền đầy đủ, hoặc quyền đối với cổ phiếu, được giả định là liên quan đến dịch vụ trong quá khứ, yêu cầu toàn bộ giá trị hợp lý tại ngày cam kết quyền được chỉ phí hóa ngay lập tức. Giả sử, việc phát hành cổ phiếu cho nhân viên với giai đoạn trao quyền 03 năm được coi là liên quan đến các dịch vụ trong giai đoạn trao quyền này. Do đó, giá trị hợp lý của thanh toán trên cơ sở cổ phiếu, được xác định tại ngày cam kết quyền, nên được chi phí hóa trong suốt giai đoạn trao quyền này.
  • Theo nguyên tắc chung, tổng chỉ phí liên quan đến thanh toán trên cở sở cổ phiếu được chỉ trả bằng công cụ vốn sẽ bằng tổng công cụ vốn được trao quyền nhân với giá trị hợp lý tại ngày cam kết quyền của các công cụ đó. Nói tóm lại, có sự xem xét để phản ánh những gì xảy ra trong giai đoạn trao quyền.
  • Tuy nhiên, nếu thanh toán trên cơ sở cổ phiếu được chỉ trả bằng công cụ vốn có một điều kiện thực hiện liên quan đến thị trường, thì chỉ phí vẫn sẽ được ghi nhận nếu tất cả các điều kiện trao quyền khác được đáp ứng. Ví dụ sau đây cung cấp một minh họa về thanh toán trên cơ sở cổ phiếu được chỉ trả bằng công cụ vốn điển hình.
Minh họa - Ghi nhận quyền chọn cổ phiếu được cam kết cho nhân viên
  • Công ty cam kết tổng cộng 100 quyền chọn cổ phiếu cho 10 thành viên của ban quản lý điều hành (mỗi người 10 quyền chọn) vào ngày 1 tháng 1 năm 20X5. Những quyền chọn này được trao quyền vào cuối năm thứ 3. Công ty đã xác định răng mỗi quyền chọn có giá trị hợp lý tại ngày cam kết quyền là 15. Công ty dự kiến rằng tất cả 100 quyền chọn sẽ được trao quyền và do đó ghi nhận bút toán như sau vào ngày 30 tháng 6 năm 20X5 - kết thúc báo cáo giữa niên độ cho giai đoạn sáu tháng đầu năm
Ghi nợ: Chi phí quyền chọn cổ phiếu 250
Ghi có: Vốn chủ sở hữu 250
[(100x15)/6 kỳ báo cáo = 250 trên một kỳ báo cáo]
  • Nếu tất cả 100 cổ phiếu được trao quyền, bút toán trên sẽ được thực hiện vào cuối mỗi kỳ báo cáo 06 tháng. Tuy nhiên, nếu có một thành viên ban quản lý điều hành nghỉ việc trong kỳ báo cáo 06 tháng cuối năm, thì sẽ tịch thu toàn bộ 10 quyền chọn, bút toán tại ngày 31 tháng 12 năm 20X6 sẽ được thực hiện như sau:
Ghi nợ: Chi phí quyền chọn cổ phiếu 150
Ghi có: Vốn chủ sở hữu 150
[(90x15)/6 kỳ báo cáo = 225 trên một kỳ báo cáo
[225x4]1250+250+250] = 150

5. HƯỚNG DẪN ĐO LƯỜNG

Tùy thuộc vào loại thanh toán trên cơ sở cổ phiếu, giá trị hợp lý có thể được xác định bằng giá trị của cổ phiếu hoặc quyền đối với cổ phiếu hoặc băng giá trị của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận được:

NGUYÊN TẮC CHUNG ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ

  • Về nguyên tắc, các giao dịch trong đó hàng hóa hoặc dịch vụ nhận được dưới thỏa thuận thanh toán bằng công cụ vốn của đơn vị nên được đo lường theo giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận được. Chỉ khi giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ không thể được đo lường một cách đáng tin cậy thì giá trị hợp lý của các công cụ vốn được cam kết sẽ được sử dụng.

ĐO LƯỜNG QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU CỦA NHÂN VIÊN.

  • Đối với các giao dịch với nhân viên và các bên cung cấp dịch vụ tương tự, đơn vị được yêu cầu đo lường theo giá trị hợp lý của các công cụ vốn được cam kết, bởi vì thông thường không thể ước tính một cách đáng tin cậy giá trị hợp lý của dịch vụ nhân viên.

KHI NÀO CẦN ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ - CÁC QUYỀN CHỌN.

  • Đối với các giao dịch được đo theo giá trị hợp lý của các công cụ vốn được cam kết (chẳng hạn như giao dịch với nhân viên), giá trị hợp lý nên được ước tính vào ngày cam kết quyền.

KHI NÀO CẦN ĐO GIÁ TRỊ HỢP LÝ - HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ.

  • Đối với các giao dịch được đo theo giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận được, giá trị hợp lý nên được ước tính tại ngày nhận hàng hóa hoặc dịch vụ đó.

HƯỚNG DẪN ĐO LƯỜNG.

  • Đối với hàng hóa hoặc dịch vụ được đo bảng cách tham chiếu đến giá trị hợp lý của các công cụ vốn được cam kết, nói chung, IFRS 2 chỉ định rằng các điều kiện trao quyền không được tính đến khi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu hoặc quyền chọn tại ngày đo lường thích hợp (như đã đề cập ở trên).
  • Thay vào đó, các điều kiện trao quyền được tính đến bằng cách điều chỉnh số lượng công cụ vốn đã bao gồm trong giá trị giao dịch, để cuối cùng, giá trị được ghi nhận cho hàng hóa hoặc dịch vụ nhận được dưới thỏa thuận thanh toán bằng công vụ vốn được cam kết, dựa trên số lượng công cụ vốn thực tế cuối cùng được trao quyền.

HƯỚNG DẪN ĐO LƯỜNG BỔ SUNG.

  • IFRS 2 yêu cầu giá trị hợp lý của các công cụ vốn được cam kết dựa trên giá thị trường, nếu có sẵn, và phải tính đến các điều khoản và điều kiện mà các công cụ vốn đó được cam kết. Trong trường hợp không có giá thị trường, giá trị hợp lý được ước tính bằng cách sử dụng kỹ thuật định giá để ước tính giá của các công cụ vốn đó vào ngày đo lường trong giao dịch dài hạn giữa các bên có hiểu biết, sẵn sàng. Chuẩn mực không chỉ định mô hình cụ thể nào sẽ được sử dụng.

NẾU GIÁ TRỊ HỢP LÝ KHÔNG THỂ ĐO LƯỜNG ĐƯỢC MỘT CÁCH ĐÁNG TIN CẬY.

  • IFRS 2 yêu cầu giao dịch thanh toán trên cơ sở cổ phiếu phải được đo lường theo giá trị hợp lý cho cả đơn vị niêm yết và chưa niêm yết. IFRS 2 cho phép sử dụng giá trị nội tại (nghĩa là giá trị hợp lý của cổ phiếu trừ đi giá thực hiện) trong các “trường hợp hiếm” trong đó giá trị hợp lý của các công cụ vốn không thể đo lường một cách đáng tin cậy. Tuy nhiên, điều này không chỉ đơn giản được đo tại ngày cam kết quyền. Đơn vị sẽ phải đo lường lại giá trị nội tại tại mỗi kỳ báo cáo cho đến kỳ chỉ trả cuối cùng.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN.

  • IFRS 2 phân biệt giữa việc xử lý các điều kiện thực hiện dựa trên thị trường với các điều kiện thực hiện phi thị trường. Điều kiện thị trường là những điều kiện liên quan đến giá thị trường của công cụ vốn đơn vị, chẳng hạn như đạt được giá cổ phiếu cụ thể hoặc một chỉ số cụ thể dựa trên việc so sánh giá cổ phiếu của đơn vị với một chỉ số giá cổ phiếu của các đơn vị khác.
  • Các điều kiện thực hiện dựa trên thị trường được bao gồm trong đo lường giá trị hợp lý tại ngày cam kết quyền (tương tự, các điều kiện không được trao quyền được xem xét trong đo lường). Tuy nhiên, giá trị hợp lý của các công cụ vốn không được điều chỉnh khi xem xét các đặc điểm thực hiện phi thị trường - thay vào đó, chúng được tính đến bằng cách điều chỉnh số lượng công cụ vốn bao gồm trong đo lường giao dịch thanh toán trên cơ sở cổ phiếu và được điều chỉnh mỗi kỳ báo cáo cho đến khi các công cụ vốn được trao quyền.

6. SỬA ĐỔI, HỦY BỎ VÀ THANH TOÁN

  • Việc xác định xem sự thay đổi về các điều khoản và điều kiện có ảnh hưởng đến giá trị được ghi nhận hay không phụ thuộc vào giá trị hợp lý của các công cụ mới có lớn hơn giá trị hợp lý của các công cụ ban đầu hay không (cả hai được xác định tại ngày sửa đổi).
  • Sửa đổi các điều khoản mà các công cụ vốn đã được cam kết có thể có ảnh hưởng đến chỉ phí được ghi nhận. IFRS 2 phân rõ rằng hướng dẫn các sửa đổi cũng áp dụng cho các công cụ được điều chỉnh sau ngày được trao quyền.
  • Nếu giá trị hợp lý của các công cụ mới lớn hơn giá trị hợp lý của các công cụ cũ (ví dụ: giảm giá thực hiện hoặc phát hành công cụ bổ sung), giá trị tăng thêm được ghi nhận trong khoảng thời gian trao quyền còn lại theo cách tương tự như giá trị ban đầu.
  • Nếu sửa đổi xảy ra sau giai đoạn trao quyền, giá trị tăng thêm được ghi nhận ngay lập tức. Nếu giá trị hợp lý của các công cụ mới nhỏ hơn giá trị hợp lý của các công cụ cũ, thì giá trị hợp lý ban đầu của các công cụ vốn được cam kết quyền sẽ được chỉ phí hóa như thể việc sửa đổi chưa bao giờ xảy ra.
  • Việc hủy bỏ hoặc thanh toán các công cụ vốn được tính là một sự tăng tốc của giai đoạn trao quyền và do đó, bất kỳ giá trị nào chưa được ghị nhận sẽ được ghi nhận chi phí ngay lập tức. Bất kỳ khoản thanh toán nào đi kèm với việc hủy bỏ hoặc chỉ trả (tối đa bằng giá trị hợp lý của các công cụ vốn) nên được tính là mua lại lợi ích của chủ sở hữu. Bất kỳ khoản thanh toán nào vượt quá giá trị hợp lý của các công cụ vốn đã được cam kết đều được ghi nhận là một khoản chi phí.
  • Các công cụ vốn mới được cam kết quyền có thể được xác định như một sự thay thế cho các công cụ vốn bị hủy bỏ. Trong những trường hợp đó, các công cụ vốn thay thế được xem như một sự sửa đổi. Giá trị hợp lý của các công cụ vốn thay thế được xác định tại ngày cam kết quyền, trong khi giá trị hợp lý của các công cụ bị hủy được xác định tại ngày hủy, trừ đi bất kỳ khoản thanh toán bảng tiền nào cho việc hủy được tính là khoản giảm trừ vốn chủ sở hữu.

7. CÔNG BỐ THÔNG TIN

Công bố bắt buộc bao gồm:
  • Bản chất và mức độ của các thỏa thuận thanh toán trên cơ sở cố phiếu trong suốt giai đoạn này. 
  • Giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận được, hoặc giá trị hợp lý của các công cụ vốn được cam kết quyền trong suốt giai đoạn được xác định. 
  • Ảnh hưởng của các giao dịch thanh toán trên cơ sở cổ phiếu đối với lãi hoặc lỗ của đơn vị trong kỳ và đối với tình hình tài chính của đơn vị đó.

8. HIỆU LỰC

IFRS 2 có hiệu lực cho kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2005. Áp dụng sớm hơn được khuyến khích

9. CHUYỂN ĐỔI

  • Tất cả các khoản thanh toán trên cơ sở cổ phiếu được thanh toán bằng công cụ vốn được cam kết sau ngày 7 tháng 11 năm 2002, chưa được trao quyền tại ngày IFRS 2 có hiệu lực sẽ được xem xét sử dụng các điều khoản của IFRS 2. Các đơn vị được phép và khuyến khích, nhưng không bắt buộc, để áp dụng IFRS này cho các công cụ vốn được cam kết khác nếu (và chỉ khi) đơn vị trước đó đã công bố công khai giá trị hợp lý của các công cụ vốn này được xác định theo IFRS 2.
  • Thông tin so sánh được trình bày theo IAS 1 sẽ được công bố lại cho tất cả các công cụ vốn được cam kết mà các yêu cầu của IFRS 2 được áp dụng. Việc điều chỉnh để phản ánh sự thay đổi này được trình bày trong số dư đầu kỳ của thu nhập giữ lại trong kỳ báo cáo sớm nhất được trình bày.
  • IFRS 2 sửa đổi đoạn 13 của IFRS 1 Áp dụng lần đầu các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế để thêm một miễn trừ cho các giao dịch thanh toán trên cơ sở cổ phiếu. Tương tự như các đơn vị đã áp dụng IFRS, những đơn vị áp dụng lần đầu sẽ áp dụng IFRS 2 cho các giao dịch thanh toán trên cơ sở cổ phiếu vào hoặc sau ngày 7 tháng 11 năm 2002.
  • Ngoài ra, đơn vị áp dụng lần đầu không bắt buộc phải áp dụng IFRS 2 cho các khoản thanh toán trên cơ sở cổ phiếu được cam kết sau ngày 7 tháng 11 năm 2002, nhưng được trao quyền trước ngày trễ nhất của (a) ngày chuyển sang IFRS và (b) ngày 1 tháng 1 năm 2005.
  • Đơn vị áp dụng lần đầu chỉ có thể chọn áp dụng IFRS 2 sớm hơn nếu nó công bố công khai giá trị hợp lý của thanh toán trên cơ sở cổ phiếu được xác định tại ngày đo lường theo IFRS 2.

*Thông tin khác 

Nếu bạn muốn tìm thêm thông tin liên quan đến bài đăng này hoặc thông tin công ty chúng tôi, vui lòng xem các bài đăng và trang bên dưới. Công ty Kế toán AGS Việt Nam hy vọng bạn có thể dành nhiều thời gian hơn trên trang web của chúng tôi và có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Nguồn:https://ketoanstartup.com/portfolio/ifrs-2-thanh-toan-tren-co-so-co-phieu/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ