1. Cơ cấu vốn (capital structure) là gì?
Cơ cấu vốn là khái niệm dùng để chỉ tỷ trọng các nguồn vốn hoặc nguồn vốn của doanh nghiệp. Tỷ trọng này có thể thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu, chiến lược kinh doanh, và điều kiện thị trường của mỗi doanh nghiệp. Thông thường, cơ cấu vốn sẽ bao gồm vốn nợ (nợ vay, trái phiếu) và vốn chủ sở hữu (cổ đông, lợi nhuận tích lũy).
2. Vai trò và ý nghĩa cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp
Cấu trúc vốn sẽ giúp tối đa hóa giá trị công ty. Cả nợ và vốn chủ sở hữu đều xuất hiện trên bảng cân đối kế toán, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cấu trúc vốn của mình. Nếu công ty dành nhiều vốn vay hơn cho hoạt động và sản xuất, thì điều này sẽ trở thành đòn bẩy để tạo điều kiện cho việc tái cấp vốn tích cực hơn. Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tối ưu nợ và vốn chủ sở hữu, giúp tối ưu hóa cơ cấu vốn.
Cấu trúc vốn rất quan trọng trong một doanh nghiệp. Nó sẽ quyết định các vấn đề tài chính, nguồn vốn và ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của công ty.
Cơ cấu vốn sẽ ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) của một doanh nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó nó còn làm ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Hoặc thu nhập trên một cổ phần (EPS) và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp hay công ty cổ phần.
3. Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn
Khi xem xét hay phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, điều mà chủ doanh nghiệp hay người có liên phải chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn chung của doanh nghiệp.
Cơ cấu nguồn vốn (Capital structure) sẽ được thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau đây.
- Tổng giá trị vốn sở hữu: Tổng giá trị vốn sở hữu là tổng giá trị của cổ phần thông thường và cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp.
- Tỷ lệ nợ: Phản ánh mức độ sử dụng nợ trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
- Tỷ lệ nợ dài hạn/ nợ ngắn hạn: Sự phân bổ giữa nợ dài hạn và nợ ngắn hạn trong cấu trúc nợ của doanh nghiệp.
- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn: Tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn doanh nghiệp.
Nguồn: https://sapp.edu.vn/bai-viet-cfa/co-cau-von-capital-structure-la-gi/