Công ty hợp danh có được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản hay không?

2024/07/09

LuậtDoanhnghiệp LuậtThươngmại


Công ty hợp danh có được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản hay không? Sau đây hãy cùng Công ty Kế Toán AGS Việt Nam tìm hiểu thông tin về vấn đề đó nhé!

1. Công ty hợp danh có được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:

Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
1. Các loại doanh nghiệp sau đây được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản:
a) Công ty hợp danh;
b) Doanh nghiệp tư nhân.
2. Điều kiện để doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản:
a) Công ty hợp danh có tối thiểu hai thành viên hợp danh là Quản tài viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh là Quản tài viên;
b) Doanh nghiệp tư nhân có chủ doanh nghiệp là Quản tài viên, đồng thời là Giám đốc.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Theo quy định trên, các loại hình doanh nghiệp được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản bao gồm:
(1) Công ty hợp danh;
(2) Doanh nghiệp tư nhân.
Như vậy, công ty hợp danh là doanh nghiệp được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản theo quy định.

2. Công ty hợp danh hành nghề quản lý, thanh lý tài sản có quyền xác minh, thu thập tài liệu liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:

Quyền, nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
1. Quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, gồm:
a) Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;
c) Bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản;
d) Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
đ) Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật;
e) Đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản;
g) Bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản;
h) Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản;
i) Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.

Theo đó, trong hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản, công ty hợp danh hành nghề quản lý, thanh lý tài sản có các quyền sau:

  • Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;
  • Bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản;
  • Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
  • Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật;
  • Đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản;
  • Bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản;
  • Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản;
  • Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.
Như vậy, công ty hợp danh hành nghề quản lý, thanh lý tài sản có quyền xác minh, thu thập, quản lý tài liệu liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp theo quy định.

3. Công ty hợp danh hành nghề quản lý, thanh lý tài sản được đề nghị Thẩm phán thực hiện những công việc nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 16 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:

Quyền, nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
...
4. Đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc sau:
a) Thu thập tài liệu, chứng cứ;
b) Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp;
c) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.
5. Được hưởng thù lao và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự; chịu trách nhiệm trước Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Như vậy, theo quy định trên, công ty hợp danh hành nghề quản lý, thanh lý tài sản được đề nghị Thẩm phán thực hiện những công việc say đây:
  • Thu thập tài liệu, chứng cứ;
  • Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp;
  • Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: http://118.69.201.249:801/phap-luat/cong-ty-hop-danh-co-duoc-hanh-nghe-quan-ly-thanh-ly-tai-san-trong-qua-trinh-giai-quyet-pha-san-hay--426305-161693.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ