Quỹ phòng chống thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

2024/07/30

ViệtNam-Tỉnhthành

Để phòng chóng trước diễn biến phức tạp của thiên tai thì ngoài những dự án hỗ trợ quốc tế thì việc có thêm nguồn ngân sách trong công tác phòng chống thiên tai tại địa phương cũng rất quan trọng. Do đó, căn cứ vào Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 1 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ ban hành Nghị định về thành lập Quỹ phòng chống thiên tai. Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong công tác phòng, chống thiên tai, đảm bảo mọi cá nhân tổ chức đều có nghĩa vụ trong công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Trong giai đoạn 2021 - 2023, Quỹ Phòng, chống thiên tai Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hơn 192,1 tỷ đồng, đạt tỷ lệ bình quân 7,64% so với kế hoạch.

1. Đối tượng áp dụng Quỹ phòng chống thiên tai và mức đóng như thế nào?

1.1 Đối tượng áp dụng

  • Các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài (gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh) trên địa bàn Thành phố. 
  • Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động trên địa bàn Thành phố. 
  • Khuyến khích hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

1.2 Mức đóng Quỹ 

1. Các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn Thành phố: 

Đóng Quỹ một năm là 0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính lập ngày 31 tháng 12 năm 2023 của tổ chức báo cáo Cục Thuế Thành phố nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức.

2. Công dân: 

  • Cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động và lực lượng vũ trang trên địa bàn Thành phố: đóng một phần hai của mức lương cơ sở chia cho số ngày làm việc trong tháng. 
  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp: đóng một phần hai của mức lương tối thiểu vùng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo hợp đồng lao động. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (mức 4.680.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I, gồm: thành phố Thủ Đức, các quận và huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè; mức 4.160.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng II là huyện Cần Giờ). Người lao động giao kết nhiều hợp đồng với nhiều doanh nghiệp thì chỉ phải đóng 01 lần theo 01 hợp đồng lao động có thời gian dài nhất. 
  • Người lao động khác, ngoài các đối tượng nêu trên: đóng Quỹ 10.000 đồng/người/năm

2. Đối tượng được miễn, giảm hoặc tạm hoãn đóng Quỹ phòng chống thiên tai của Thành phố năm 2024

2.1 Đối tượng được miễn đóng Quỹ

  • Đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020; 
  • Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; 
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang đang hưởng phụ cấp sinh hoạt phí; 
  • Sinh viên, học sinh đang theo học tập trung, dài hạn tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề; 
  • Người khuyết tật hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, người mắc bệnh hiểm nghèo hoặc mắc bệnh tâm thần có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên; 

  • Người đang trong giai đoạn thất nghiệp hoặc không có việc làm từ 6 tháng trong 1 năm trở lên; 
  • Phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; 

  • Thành viên hộ gia đình thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo; thành viên hộ gia đình bị thiệt hại nặng do thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ, tai nạn; 
  • Hợp tác xã không có nguồn thu;
  • Tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn trong năm bị thiệt hại do thiên tai gây ra về tài sản, nhà xưởng, thiết bị khi phải tu sửa, mua sắm với giá trị lớn hơn hai phần vạn (0,02%) tổng giá trị tài sản của tổ chức hoặc phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 05 ngày liên tục trở lên có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. 

2.2 Đối tượng được giảm, tạm hoãn đóng Quỹ 

Tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì được xem xét giảm, tạm hoãn đóng Quỹ Phòng, chống thiên tai Thành phố. Mức giảm đóng quỹ tương ứng mức giảm thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục Thuế Thành phố công bố hàng năm.

3. Hình thức thu Quỹ phòng chống thiên tai 

Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động và lực lượng vũ trang trên địa bàn Thành phố: 

  • Thu tiền đóng Quỹ của cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động thuộc phạm vi quản lý là 40.000 đồng/người/năm. 
  • Số tiền thu được chuyển vào tài khoản của Quỹ cấp huyện (nơi cơ quan, tổ chức, đơn vị trú đóng) do Ủy ban nhân dân Thành phố ủy quyền. 

Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện:

  • Thu tiền đóng Quỹ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý (cấp huyện) là 40.000 đồng/người/năm. 
  • Thu tiền đóng Quỹ của các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn (gọi chung là doanh nghiệp) theo định mức được quy định (0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng) và các cá nhân, người lao động do doanh nghiệp quản lý (80.000 đồng/người/năm đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện Cần Giờ; 90.000 đồng/người/năm đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Thủ Đức, các quận, huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn và huyện Nhà Bè). 
  • Số tiền thu được chuyển vào tài khoản của Quỹ ở thành phố Thủ Đức và quận - huyện do Ủy ban nhân dân Thành phố ủy quyền. 

Ủy ban nhân dân các phường - xã - thị trấn: 

  • Thu tiền đóng Quỹ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý (cấp xã) là 40.000 đồng/người/năm. 
  • Đối với người lao động khác trên địa bàn (ngoài các đối tượng nêu trên) thu tiền đóng Quỹ là 10.000 đồng/người/năm. Việc thu bằng tiền mặt phải có chứng từ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. 
  • Số tiền thu được chuyển vào tài khoản Quỹ ở thành phố Thủ Đức và quận - huyện do Ủy ban nhân dân Thành phố ủy quyền. 

4. Mức xử phạt không đóng Quỹ phòng chống thiên tai 

Theo điều 17 Nghị định 03/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ

Ngoài ra, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài khi thực hiện hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ danh sách kế hoạch thu, nộp Quỹ phòng, chống thiên tai của các cá nhân do mình quản lý cho cơ quan có thẩm quyền.

Lưu ý: Thời hạn đóng Quỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024:
  • Đối với cá nhân đóng một lần: trước ngày 31/07/2024
  • Đối với tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn Thành phố nộp tối thiểu 50% số phải đóng Quỹ trước ngày 31/07/2024, phần còn lại hoàn tất vào ngày 31/11/2024.

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/83A15B9-hd-chi-phi-nop-quy-phong-chong-thien-tai-nam-2024-la-bao-nhieu-nop-quy-phong-chong-thien-tai-o-dau.html



Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ