1. Tiền lương có ý nghĩa gì?
Tiền lương là thù lao người sử dụng lao động trả cho người lao động, tuân thủ quy định pháp luật và theo thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng lao động. Tiền lương còn có thể hiểu là thu nhập của người lao động với các khoản tiền lương cơ bản, khoản phụ cấp. Tiền lương không được thấp hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định.- Giúp người lao động ổn định cuộc sống, chi trả cho tiêu dùng, sinh hoạt và sử dụng cho các kế hoạch tài chính cá nhân khác.
- Là động lực để người lao động có trách nhiệm với công việc, tích cực làm việc.
- Là thước đo giá trị sức lao động, phản ánh năng lực của người lao động.
- Tiền lương được tính vào chi phí doanh nghiệp, cần được tính toán chính xác, minh bạch
- Là công cụ để xây dựng nguồn lực lao động trong doanh nghiệp.
- Tiến lương cũng được sử dụng như một biện pháp để giữ chân nhân tài, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tuyển dụng và đào tạo mới.
- Hợp đồng lao động
- Bảng chấm công
- Giấy tờ xác nhận hoàn thành công việc, số lượng sản phẩm trong trường hợp tính lương khoán, tính lương theo sản phẩm
- Quy chế lương thưởng, chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp
- Mức lương tối thiểu vùng
- Tỉ lệ trích, khấu trừ các khoản theo lương
- Mức lương đóng bảo hiểm
2. Các hình thức trả lương
2.1 Cách tính lương theo sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm là việc tính toán phụ thuộc vào số lượng sản phẩm và chất lượng hoàn thành mà người lao động làm ra. Cách tính lương này được các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo sản phẩm áp dụng rộng rãi. Để tính lương khoán chính xác, doanh nghiệp cần xác định được được định mức khoán sản phẩm và đơn giá cho mỗi sản phẩm trong khoảng thời gian nhất định.Ưu điểm:
- Thúc đẩy người lao động làm việc, tăng năng suất lao động, nâng cao kỹ năng, tay nghề,..
- Quản lý số lượng sản phẩm dễ hơn so với quản lý thời gian làm việc.
- Tạo áp lực về khối lượng sản phẩm, nếu đặt định mức không phù hợp có thể khiến người lao động quá sức và giảm chất lượng mỗi sản phẩm đầu ra.
- Người lao động khó duy trì mức thu nhập ổn định nếu tay nghề không đồng đều.
Tiền lương tính theo sản phẩm = Đơn giá sản phẩm x Số lượng sản phẩm hoàn thành
50.000.000 x 200 = 10.000.000 VNĐ.
2.2 Cách tính lương theo thời gian
Cách tính lương dựa vào thời gian làm việc thực tế của người lao động. Mức lương cụ thể theo thời gian được thỏa thuận trong hợp đồng giữa doanh nghiệp và người lao động.Ưu điểm:
- Đơn giản và dễ tính đối với cả nhân viên và doanh nghiệp.
- Thu nhập của nhân viên khá ổn định, không bị ảnh hưởng bởi hiệu suất công việc hay thị trường.
- Mức lương đều đặn bất chấp hiệu quả làm việc, dẫn đến người lao động không có động lực để làm việc năng suất hơn.
- Những người làm ít việc, làm không hiệu quả vẫn nhận được lương cố định, về lâu dài sẽ ảnh hưởng hiệu quả chung của toàn doanh nghiệp.
Lương tháng = Lương thỏa thuận / số ngày làm việc trong tháng x số ngày
công thực tế
Lương tháng = Lương thỏa thuận / 26 x số ngày công thực tế
Chị A thỏa thuận lương hàng tháng là 12.000.000 VNĐ. Trong tháng có 23 ngày làm việc, chị A đi làm 22 ngày, nghỉ không phép 1 ngày. Lương tháng chị A nhận được là:
12.000.000 / 23 x 22 = 11.478.261 VNĐ.
2.3 Cách tính lương theo tháng
Lương được tính theo tháng là lương được trả mỗi tháng 1 lần hoặc nửa tháng 1 lần. Khoản này do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận cùng ấn định vào 1 thời điểm có chu kỳ.Ưu điểm:
- Trả lương đều theo tháng giúp người lao động dễ quản lý tài chính cá nhân.
- Doanh nghiệp dễ quản lý quỹ lương khi được phân theo tháng.
- Cách tính lương theo tháng có thể không phù hợp với môi trường làm việc có tính biến động cao hoặc theo mùa vụ.
Với cách tính trên, số tiền công cho mỗi ngày là cố định, nghỉ bao nhiêu ngày sẽ trừ bấy nhiêu ngày tương ứng. Nếu như không có biến động về lương thì chỉ cần đi làm đủ ngày sẽ được hưởng đủ tiền người, người lao động dễ tính toán và không phải thắc mắc nhiều.
Ví dụ:
Nhân viên A làm cho doanh nghiệp với mức lương thỏa thuận 10 triệu đồng, làm từ thứ 2 đến thứ 7. Tháng 6/2023 có 30 ngày gồm 26 ngày công và 4 ngày chủ nhật được nghỉ. A làm 22 ngày. Lương bạn A nhận được là:
10.000.000 / 26 x 22 = 8.461.538 VNĐ.
2.4 Cách tính lương theo tuần
Cách tính lương theo tuần được doanh nghiệp thực hiện chu kì 7 ngày tương đương 1 tuần một lần. Sau đó thực hiện trả lương cho người lao động để họ chi trả các khoản chi trong cuộc sống.- Dễ dàng điều chỉnh lương hàng tuần theo tình hình thực tế.
- Giúp người lao động tránh các khó khăn do thiếu hụt tài chính.
- Việc tính lương phải được thực hiện hàng tuần, tốn thời gian quản lý, xử lý thông tin.
- Khiến người lao động khó tiếp cận các chế độ phúc lợi theo tháng.
- Chỉ phù hợp với một số công việc nhất định.
Tiền lương trả cho 1 tuần = Tiền lương tháng x 12 tháng : 52 tuần
Anh B thỏa thuận lương mức tháng là 10.000.000 VNĐ. Công ty trả lương hàng tuần. Vậy tiền lương hàng tuần của anh B là:
10.000.000 x 12 / 52 = 2.307.692 VNĐ.
2.5 Cách tính lương theo ngày
Cách tính lương theo ngày chỉ phù hợp với rất ít lĩnh vực. Công và lương sẽ chốt và trả ngay sau khi hoàn thành công việc.Ưu điểm:
- Đảm bảo người lao động nhận được đúng tiền công cho những ngày làm việc thực tế.
- Giúp quản lý tiền lương chặt chẽ hơn.
- Không kết hợp được với các chế độ phúc lợi như tính lương tháng.
- Nếu thời gian làm việc thay đổi thì việc tính lương cũng phức tạp hơn.
- Chỉ phù hợp với các công việc ngắn hạn hoặc có tính đặc thù theo ngày.
Tiền lương trả cho 1 ngày làm = Tiền lương cả tháng : Số ngày làm việc bình thường trong tháng đó.
Nếu hợp đồng lao động thỏa thuận trả lương theo ngày của tuần. Công thức tiền lương trả theo ngày được tính như sau:
Tiền lương trả cho 1 ngày = Tiền lương tuần : Số ngày làm việc trong tuần.
Ví dụ:
Chị A có hợp đồng lao động với mức lương 12.000.000 VNĐ, làm việc 24 ngày/tháng. Tiền lương theo ngày sẽ là:
12.000.000 / 24 x 12 = 500.000 VNĐ.
2.6 Cách tính lương theo giờ làm việc
Cách tính lương việc theo giờ làm việc khá phổ biến ở một số lĩnh vực như phục vụ, giúp việc, bán hàng thời vụ, người mẫu ảnh…- Đảm bảo tính công bằng, chính xác, trả lương theo đúng số giờ làm việc thực tế.
- Tạo động lực nâng cao tinh thần làm việc trong giờ quy định.
- Tính lương cụ thể theo giờ có thể khiến quá trình tính toán phức tạp hơn.
- Nếu tính chất công việc khác nhau, lương theo giờ cũng khác nhau, gây khó khăn trong quản lý tiền lương.
Công thức tính lương trả theo giờ được tính như sau:
Tiền lương trả cho 1 giờ = Tiền lương ngày : 8 giờ
Ví dụ: anh B thỏa thuận với công ty mức lương mỗi ngày là 480.000 VND. Tiền lương trả theo giờ là:
480.000 / 8 = 60.000 VNĐ/giờ.
2.7 Cách tính lương theo khoán
Các yếu tố cần thiết để tính lương khoán là khối lượng công việc, thời gian hoàn thành theo đúng hạn, đơn giá lương khoán.Điều cần quan tâm đối với cách tính tiền lương theo khoán đó là người sử dụng lao động phải ước lượng trước đơn giá khoán phù hợp với sức lao động bỏ ra. Lương khoán sẽ được trả theo hợp đồng giao khoán việc hay biên bản nghiệm thu công việc,…
Ưu điểm:
- Thúc đẩy người lao động nâng cao hiệu suất để đạt yêu cầu.
- Người lao động hiệu suất cao thì nhận được mức lương cao tương xứng.
- Mức khoán không phù hợp có thể gây áp lực cho người lao động.
- Vì chỉ khoán số lượng tổng nên khó kiểm soát được thời gian làm việc, chất lượng công việc.
Công ty nội thất A thuê anh B hoàn thiện các sản phẩm nội thất theo yêu cầu. Mức lương khoán là 15.000.000 VNĐ và cần hoàn thành 15 sản phẩm trong tháng này. Anh B hoàn thành được 12 sản phẩm, anh có tỷ lệ hoàn thành là 12 / 15 = 80%. Như vậy tiền lương của anh B là:
15.000.000 x 80% = 12.000.0000 VNĐ
3. Cách tính lương trong một số trường hợp đặc biệt
3.1 Cách tính lương làm thêm vào ngày thường cho lao động
Vào ngày thường, lương làm thêm phải bằng ít nhất 150% so với mức lương làm hằng ngày. Thông thường việc tính lương này sẽ nhân theo giờ làm thêm của người lao động trong ngày thường đó.Công thức tính như sau:
Lương làm thêm 1 giờ ngày bình thường = (Lương cơ bản của ngày * 150%) : 8
Ví dụ:
Người lao động A có mức lương cơ bản 5 triệu cho 26 ngày công. Từ đó ta có lương cơ bản ngày của người A sẽ là 5.000.000 VNĐ : 26 = 192.307 VNĐ. Vậy lương làm thêm 1 giờ ngày thường của người A là:
(193.307 VNĐ * 150%) : 8 = 24.038 VNĐ.
3.2 Cách tính lương làm thêm vào ngày chủ nhật cho lao động
Vào ngày nghỉ hằng tuần, lương làm thêm phải bằng ít nhất 200% so với mức lương làm hằng ngày. Tức là khi người lao động có phát sinh việc phải đi làm vào ngày chủ nhật, thì họ sẽ được tính lương làm thêm chủ nhật gấp đôi ngày lương cơ bản.Công thức sẽ được tính như sau:
Lương ngày chủ nhật = Lương cơ bản của ngày * 200%
193.307 VNĐ * 200% = 384.614 VNĐ.
3.3 Cách tính lương làm thêm vào ngày lễ tết cho lao động
Vào những ngày lễ tết, ngày nghỉ có lương, lương làm thêm phải bằng ít nhất 300% so với mức lương làm hằng ngày. Khoản đó chưa kể tiền lương ngày lễ tết, ngày nghỉ có lương đối với lao động được hưởng lương ngày.Công thức tính cho khoản lương này là:
Lương làm thêm ngày lễ tết = Lương cơ bản của ngày * 300%
Ta cũng lấy ví dụ trên để tính, thì lương người A khi làm thêm ngày lễ tết sẽ là:
193.307 VNĐ * 300% = 579.921 VNĐ.
3.4 Cách tính lương tháng 13 cho người lao động
Có hai cách tính lương tháng 13 đối với người lao động:
- Tính lương tháng 13 theo tiền lương trung bình
Mức lương tháng 13 = Tiền lương trung bình của 12 tháng
Anh A có mức lương từ tháng 1/2021 – 12/2021 là 15 triệu đồng/tháng, thì mức lương tháng 13 anh A nhận được là:
(15 triệu đồng x 12 tháng)/12 tháng = 15 triệu đồng.
Nếu người lao động làm chưa đủ 12 tháng:
Mức lương tháng 13 = Thời gian làm việc trong năm tính thưởng/12 x Tiền lương trung bình.
Anh A làm việc ở công ty B từ tháng 3/2021 đến hết tháng 5/2021 là 2 tháng, mức lương là 6 triệu đồng/tháng. Mức lương tháng 13 của Anh A được tính như sau:
(2 tháng/12 tháng) x 6 triệu đồng = 1 triệu đồng.
- Tính lương tháng 13 theo lương tháng 12:
Mức lương tháng 13 = Mức lương tháng 12 liền kề.
3.5 Cách tính lương trong thời gian ngừng việc, ngày nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ có việc riêng có hưởng lương
Theo Điều 111 của Bộ Luật Lao Động, người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm và hưởng nguyên lương theo hợp đồng từ 12 đến 16 ngày.Cứ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao đông thì số ngày nghỉ hằng năm được tăng thêm tương ứng 1 ngày. Đây là quy định tại điều 112 của Bộ Luật Lao Động. HR cần lưu ý ghi nhận ngày nghỉ hưởng nguyên lương hằng năm của người lao động một cách chính xác để tính lương.
Ngoài ngày nghỉ như trên, người lao động còn được nghỉ hưởng nguyên lương vào các ngày như sau, theo điều 115 của Bộ Luật Lao Động:Tết Dương lịch:
- 1 ngày (ngày 1/1 dương lịch).
- Tết Âm lịch: 5 ngày.
- Ngày Chiến thắng: 1 ngày (ngày 30/4 dương lịch).
- Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày (ngày 1/5 dương lịch).
- Quốc khánh: 2 ngày (ngày 2/9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 1 ngày (ngày 10/3 âm lịch).
- Kết hôn: nghỉ 3 ngày.
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 1 ngày.
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 3 ngày.
- Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam: được nghỉ thêm 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 1 ngày Quốc khánh của nước họ.
3.6 Cách tính lương nghỉ việc
- Trường hợp nghỉ việc do lỗi từ phía người lao động: người lao động sẽ không được doanh nghiệp trả khoản tiền lương còn lại.
- Trường hợp nghỉ việc do lỗi từ phía doanh nghiệp: người lao động sẽ được chi trả lương theo điều khoản trong hợp đồng lao động.
- Người lao động ngừng việc dưới 14 ngày: Tiền lương ngừng việc không được thấp hơn mức lương tối thiểu được quy định trong hợp đồng lao động.
- Người lao động ngừng làm việc trên 14 ngày: Tiền lương ngừng việc được 2 bên thỏa thuận để đảm bảo không thấp hơn tiền lương tối thiểu.
4. Những nguyên tắc tính lương trong doanh nghiệp
4.1 Kỳ hạn lương
Nếu người lao động theo hình thức trả lương theo giờ, ngày, tuần thì sẽ được trả lương ngay sau giờ, ngày, tuần làm việc. Ngoài ra họ cũng có thể được trả lương gộp theo thỏa thuận với doanh nghiệp, đảm bảo ít nhất 15 ngày được trả lương gộp một lần.Nếu người lao động được hưởng lương tháng, doanh nghiệp sẽ trả lương một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.
Nếu người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì kỳ hạn trả lương phụ thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên. Nếu công việc kéo dài trong nhiều tháng thì hàng tháng người lao động có thể được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã hoàn thành trong tháng đó.
4.2 Nguyên tắc trả lương
- Người lao động phải được trả lương đúng hạn và đầy đủ, dù là trả tiền mặt trực tiếp, qua tài khoản ngân hàng hay gián tiếp qua trung gian.
- Trường hợp do lý do bất khả kháng, người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phụ nhưng không thể trả lương đúng hạn theo thỏa thuận thì cũng không được trả chậm quá 1 tháng.
- Nếu thời gian chậm lương dưới 15 ngày: không phải trả thêm.
- Nếu thời gian chậm lương trên 15 ngày: người sử dụng lao động phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
- Nếu Ngân hàng Nhà nước không quy định trần lãi suất thì lãi suất này bằng lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.
- Mỗi doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều cách tính lương và trả lương cho từng vị trí, để đảm bảo sự phù hợp, công bằng cho người lao động.
5. Kết luận
Thông qua bài viết này hy vọng có thể giúp cho người sử dụng lao động và người lao động hiểu rõ hơn về quy định, cách tính lương chính xác và nhanh chóng nhất. Các cách tính này sẽ hạn chế bất cập về lương thưởng đối với người lao động, tránh mâu thuẫn và giữ chân người lao động lâu dài, góp phần phát triển doanh nghiệp bền vững.*Thông tin khác
Thông tin ứng tuyển và Hướng dẫn
Nguồn: https://amis.misa.vn/69613/cach-tinh-luong/