Phân Biệt Kế Toán Tổng Hợp Và Kế Toán Trưởng – Vai Trò, Trách Nhiệm Và Quyền Hạn

Trong lĩnh vực kế toán, không ít người nhầm lẫn giữa kế toán tổng hợp và kế toán trưởng. Mặc dù có sự liên kết chặt chẽ, nhưng đây là hai vị trí hoàn toàn khác nhau về vai trò, trách nhiệm và quyền hạn. 

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa hai chức vụ quan trọng này, từ đó có cái nhìn tổng quan về cơ hội nghề nghiệp trong ngành kế toán.

Cùng AGS tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

Trong nghề “những con số” thì không phải ai cũng phân biệt được giữa kế toán tổng hợp và kế toán trưởng khác nhau, thậm chí nhiều người còn nhầm lẫn hai chức vụ này với nhau. Thực chất hai vị trí này hoàn toàn khác nhau, hãy cùng đi phân biệt và làm rõ hai chức vụ này trong bài viết sau nhé.
Kế toán tổng hợp là những người phụ trách việc ghi chép, phản ánh một cách tổng quát trên các tài khoản, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp. Kế toán tổng hợp làm việc trực tiếp dưới quyền các kế toán trưởng của doanh nghiệp.




I. Công việc của kế toán tổng hợp khác kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp là một trong những người thực hiện các công việc bao quát toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp. Nên để thực hiện tốt công việc này đòi hỏi nghiệp vụ của kế toán phải chắc và bao quát. Và các công việc của kế toán tổng hợp cụ thể như sau:Kiểm tra toàn bộ các định khoản, các nghiệp vụ phát sinh của doanh nghiệp vào cuối mỗi tháng, quý, năm.
  • Kiểm tra sự cân đối của các báo cáo chi tiết và báo cáo tổng hợp để có thể kịp thời phát hiện và điều chỉnh các số liệu sai lệch trước khi báo cáo thuế.
  • Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và đúng với thực tế không.
  • Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi.
  • Tính giá thành, định khoản các nghiệp vụ về giá thành.
  • Kết chuyển doanh thu, chi phí, lãi lỗ.
  • Thực hiện in sổ kế toán để lưu trữ.
  • Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thống kê, báo cáo thuế
  • Cùng kế toán trưởng giải trình, cung cấp tài liệu, số liệu cho các cơ quan như: thuế, kiểm toán, các đoàn thanh tra kiểm tra khi có yêu cầu.

II. Trách nhiệm của kế toán tổng hợp

Những trách nhiệm mà một nhân viên kế toán tổng hợp cần đảm bảo đó là:Chịu trách nhiệm về số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp, định khoản các nghiệp vụ phát sinh, sự cân đối giữa các số liệu chi tiết và tổng hợp, số dư cuối kỳ so với thực tế.
  • Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao, tài sản cố định, công nợ, thuế GTGT
  • Chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính theo quý, năm, và các báo cáo khác theo quy định
  • Có trách nhiệm tham gia phối hợp trình số liệu, giải trình với cơ quan chức năng khi có yêu cầu.
  • Chịu trách nhiệm thống kê, tổng hợp và cung cấp các số liệu kế toán khi có yêu cầu.
  • Thực hiện lưu trữ số liệu kế toán theo đúng những quy định.

III. Quyền hạn của kế toán tổng hợp

Những quyền hạn của nhân viên kế toán tổng hợp có thể kể đến:Có quyền yêu cầu các kế toán viên điều chỉnh khi phát hiện sai sót.

Có quyền yêu cầu các nhân viên kế toán khác cung cấp báo cáo theo quy định của doanh nghiệp

Có thể thấy, kế toán trưởng và kế toán tổng hợp đều đòi hỏi người đảm nhận phải có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm thì mới đáp ứng được những công việc quan trọng này.

Nếu kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước ban giám đốc cũng như các cơ quan chức năng có liên quan. Thì kế toán tổng hợp chính là trợ thủ đắc lực cho kế toán trưởng thực hiện nhiệm vụ của mình.

Hai vị trí kế toán này có mối quan hệ tương trợ lẫn nhau mà khó thể tách rời. Kế toán trưởng muốn làm tốt công việc của mình thì phải cần có những nhân viên làm kế toán tổng hợp và kế toán nội bộ tài năng, chắc tay về xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cách tổ chức chứng từ kế toán, lập báo cáo…
Ngoài ra, không chỉ với kế toán trưởng hay kế toán tổng hợp, mà bất cứ nhân viên kế toán nào cũng cần phải có nghiệp vụ tốt, kiến thức sâu rộng và những kinh nghiệm dày dặn để có thể làm tốt công việc của mình. Từ đó dễ dàng cho việc tiến xa hơn trong sự nghiệp kế toán, đồng thời nhận lại mức lương xứng đáng hơn.

Để học hỏi nhiều kiến thức mới bổ ích và thăng tiến xa hơn trong công việc, các bạn hãy tham khảo khóa học kế toán trưởng thực tế của trung tâm CleverCFO với chương trình được xây dựng trên các mô hình thực tế và đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản và kinh nghiệm ở vị trí quản lý ở các doanh nghiệp có doanh thu ít nhất 1000 tỷ.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://ketoantruong.vn/ke-toan-truong-va-ke-toan-tong-hop-co-khac-biet-nhau-lon-khong/
Next Post Previous Post