Nhãn hiệu chứng nhận và những điều cần biết

2024/08/22

LuậtThươngmại

laptop with lighter on the desk

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.  
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề nhãn hiệu chứng nhận. Bài viết dành cho doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu, bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về nhãn hiệu chứng nhận. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì đây là thông tin rất hữu ích cung cấp kiến thức về nhãn hiệu chứng nhận. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé. 

1. Nhãn hiệu chứng nhận là gì?

Nhãn hiệu chứng nhận được giải thích tại khoản 18 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 như sau:

18. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Theo quy định này thì nhãn hiệu chứng nhận được hiểu là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

2. Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những thông tin nào?

Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những thông tin được quy định tại khoản 5 Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, cụ thể như sau:

Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu

...

4. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;

b) Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;

c) Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;

d) Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;

đ) Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.

5. Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;

b) Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;

c) Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;

d) Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;

đ) Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.

Như vậy, Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những thông tin sau:

  • Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;
  • Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;
  • Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;
  • Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;
  • Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.

3. Việc thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận có bao gồm việc đánh giá các đặc tính cụ thể của hàng hóa không?

Thẩm định hình thức, công bố đơn đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Điều 25 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN như sau:

Thẩm định hình thức, công bố đơn đăng ký nhãn hiệu

1. Việc thẩm định hình thức, công bố đơn đăng ký nhãn hiệu được thực hiện theo thủ tục chung quy định tại Điều 9 và 10 của Thông tư này.

2. Việc thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể không bao gồm việc đánh giá các đặc tính cụ thể của hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu, phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu, chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu (nếu có) và điều kiện để sử dụng nhãn hiệu, biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu được nêu trong quy chế sử dụng các nhãn hiệu đó.

Theo đó, việc thẩm định hình thức, công bố đơn đăng ký nhãn hiệu được thực hiện theo thủ tục chung quy định tại Điều 9 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN và Điều 10 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN.

Cũng theo quy định này, việc thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận không bao gồm việc đánh giá các đặc tính cụ thể của hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu, phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu, chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu (nếu có) và điều kiện để sử dụng nhãn hiệu, biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu được nêu trong quy chế sử dụng các nhãn hiệu đó.

Như vậy, việc thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận không bao gồm việc đánh giá các đặc tính cụ thể của hàng hóa.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Dịch vụ tư vấn đầu tư
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/nhan-hieu-chung-nhan-la-gi-quy-che-su-dung-nhan-hieu-chung-nhanbat-buoc-phai-co-nhung-thong-tin-nao-143945.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ