Nội dung chuẩn mực kế toán số 04 – tài sản cố định vô hình

2024/08/16

TintứcKếtoán

Sự thành công, phát triển của mỗi doanh nghiệp chắc chắn không thể nào thiếu được sự đóng góp của các loại tài sản. Trong đó, tài sản cố định vô hình nắm giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Vậy tài sản cố định (TSCĐ) vô hình là gì? Xác định nguyên giá đối với loại tài sản này như thế nào? Khấu hao TSCĐ bằng cách nào? 



1. Tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định vô hình trong tiếng Anh có nghĩa là Intangible Fixed Assets. Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 04 (VAS 04), TSCĐ vô hình được định nghĩa là “tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình”.
Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC về Hướng dẫn sử dụng và trích khấu hao TSCĐ: “Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả,…”
Từ 2 định nghĩa trên, có thể hiểu tài sản cố định vô hình là:
  • Loại tài sản không có hình thái vật chất nhưng có thể xác định được giá trị.
  • Được nắm giữ bởi doanh nghiệp và sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ.
Vậy tài sản cố định vô hình gồm những gì? 
  • Tham khảo một vài ví dụ về tài sản cố định vô hình sau đây:Liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ: bản quyền tác giả, bằng sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp,…
  • Liên quan đến những mối quan hệ phi hợp đồng về lợi ích kinh tế giữa các bên như: cơ sở dữ liệu, tệp khách hàng,…
  • Liên quan đến những quyền mang lại lợi ích về kinh tế về hợp đồng dân sự như: quyền kinh doanh, quyền khai thác khoáng sản,…Hiểu rõ khái niệm tài sản cố định vô hình và các loại TSCĐ vô hình

2. Tiêu chuẩn xác định tài sản cố định vô hình

  • Những loại tài sản được ghi nhận là TSCĐ của doanh nghiệp nếu thỏa mãn các tiêu chuẩn sau đây:
  • Các loại tài sản cố định vô hình đó chắc chắn thu về lợi ích kinh tế trong tương lai.
  • Nguyên giá của TSCĐ vô hình phải được xác định một cách đáng tin cậy và sở hữu giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.
  • TSCĐ vô hình phải có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
  • TSCĐ vô hình cần phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá.
  • Hội tụ đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
  • Doanh nghiệp cần phải xác định mức độ chắc chắn khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ TSCĐ vô hình bằng cách sử dụng những giả định hợp lý. Đồng thời có đầy đủ cơ sở về các điều kiện kinh tế tồn tại trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Điều kiện ghi nhận TSCĐ của doanh nghiệp
Vậy tài sản cố định vô hình là tài sản hay nguồn vốn? Nguồn vốn được hiểu là nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp. Nó cho biết tài sản của doanh nghiệp từ đâu mà có và doanh nghiệp phải có trách nhiệm kinh tế, pháp lý đối với tài sản mà mình đang nắm giữ. Dựa vào điều kiện ghi nhận tài sản cố định vô hình và khái niệm nguồn vốn có thể khẳng định, TSCĐ vô hình là một loại tài sản.

3. Phân loại tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp

Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của từng tổ chức/doanh nghiệp mà các tài sản cố định vô hình sẽ được phân loại chi tiết theo từng nhóm phù hợp. Tuy nhiên, về cơ bản, tài sản cố định vô hình bao gồm:
  • Quyền sử dụng đất có thời hạn;
  • Quyền phát hành;
  • Nhãn hiệu hàng hóa;
  • Phần mềm máy vi tính;
  • Giấy phép và giấy nhượng quyền;
  • Bản quyền, bằng sáng chế;
  • Công thức, cách thức pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu;
  • Tài sản cố định vô hình đang trong quá trình triển khai.

4. Phương thức xác định tài sản cố định vô hình

Doanh nghiệp cần xem xét 3 yếu tố cơ bản sau đây để xác định tài sản cố định vô hình.

4.1. Tính có thể xác định

TSCĐ vô hình phải là loại tài sản có thể xác định được. Đây là yếu tố để phân biệt tài sản đó với lợi thế thương mại. Một TSCĐ vô hình có thể xác định riêng biệt khi doanh nghiệp có thể sử dụng nó để thực hiện các mục đích cho thuê, bán, trao đổi hoặc thu về được những lợi ích kinh tế từ tài sản đó trong tương lai.
Tài sản chỉ tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai khi kết hợp với các tài sản khác nhưng vẫn được xem là tài sản có thể xác định, trong trường hợp doanh nghiệp xác định được chắc chắn lợi ích kinh tế trong tương lai là do tài sản đó mang lại.

4.2. Khả năng kiểm soát nguồn lực

Doanh nghiệp được nắm quyền kiểm soát một tài sản nếu doanh nghiệp đó có quyền thu lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó đem lại. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có khả năng hạn chế hoặc kiểm soát sự tiếp cận của những đối tượng khác liên quan đến lợi ích mà tài sản đó mang lại.
Khả năng kiểm soát của doanh nghiệp về lợi ích kinh tế trong tương lai từ TSCĐ vô hình thường có nguồn gốc từ quyền pháp lý.3 phương thức cơ bản xác định TSCĐ vô hình

4.3. Tính chắc chắn về lợi ích kinh tế trong tương lai

Lợi ích kinh tế trong tương lai từ TSCĐ vô hình mang lại cho doanh nghiệp có thể bao gồm: tiết kiệm chi phí, gia tăng mức doanh thu hoặc một số lợi ích khác xuất phát từ việc sử dụng tài sản cố định vô hình.
Trong trường hợp một nguồn lực vô hình không thỏa mãn các yếu tố để xác định TSCĐ vô hình thì chi phí phát sinh để tạo ra nguồn lực vô hình đó phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước.

Thông tin khác

Nguồn: Tổng hợp

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ