1. Tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ, ngày nộp đơn ra sao?
Căn cứ Điều 175 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
"1. Đơn đăng ký bảo hộ chỉ được cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng tiếp nhận khi có đủ các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 174 của Luật này."
2. Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu hay không?
Tại Điều 174 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về đăng ký bảo hộ như sau:
"1. Đơn đăng ký bảo hộ gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
b) Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định;
c) Giấy uỷ quyền, nếu đơn được nộp thông qua đại diện;
d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;
đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.
2. Đơn đăng ký bảo hộ và các giấy tờ giao dịch giữa người đăng ký và cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng yêu cầu:
a) Giấy uỷ quyền;
b) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
c) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;
d) Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
3. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên của đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng gồm:
a) Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan nhận đơn;
b) Giấy chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền ưu tiên, nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.
4. Mỗi đơn chỉ được đăng ký bảo hộ cho một giống cây trồng."
Như vậy có thể thấy rằng hiện Luật Sở hữu trí tuệ và tất cả các văn bản liên quan tới pháp luật SHTT khác đều không có bất kỳ quy định nào về việc muốn sử dụng nhãn hiệu thì phải qua thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Các thuật ngữ mà pháp luật Sở hữu trí tuệ sử dụng là "đăng ký bảo hộ" đối với nhãn hiệu, "điều kiện bảo hộ" của nhãn hiệu... Dựa vào đây có thể thấy, bản chất của việc đăng ký nhãn hiệu là "đăng ký để được bảo hộ nhãn hiệu", chứ không phải đăng ký để được sử dụng nhãn hiệu. Chính vì vậy, nếu có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu, thì chị vẫn có thể thiết kế và sử dụng nhãn hiệu hoàn toàn bình thường.
3. Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ như thế nào?
Căn cứ Điều 176 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
"1. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng thẩm định hình thức đơn trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đơn để xác định tính hợp lệ của đơn.
2. Đơn đăng ký bảo hộ được coi là không hợp lệ trong các trường hợp sau đây:
a) Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức theo quy định;
b) Giống cây trồng nêu trong đơn không thuộc loài cây trồng có tên trong Danh mục loài cây trồng được bảo hộ;
c) Đơn do người không có quyền đăng ký nộp, kể cả trường hợp quyền đăng ký thuộc nhiều tổ chức, cá nhân, nhưng một hoặc nhiều người trong số đó không đồng ý thực hiện việc đăng ký.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Thông báo từ chối chấp nhận đơn đối với các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này, trong đó nêu rõ lý do từ chối;
b) Thông báo cho người đăng ký khắc phục những thiếu sót trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và ấn định trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người đăng ký phải khắc phục các thiếu sót đó;
c) Thông báo từ chối chấp nhận đơn, nếu người đăng ký không khắc phục thiếu sót hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối thông báo quy định tại điểm b khoản này;
d) Thông báo chấp nhận đơn, yêu cầu người đăng ký gửi mẫu giống đến cơ sở khảo nghiệm để tiến hành khảo nghiệm kỹ thuật và thực hiện thủ tục quy định tại Điều 178 của Luật này nếu đơn hợp lệ hoặc người đăng ký khắc phục thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến xác đáng phản đối thông báo quy định tại điểm b khoản này."
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/co-bat-buoc-phai-dang-ky-nhan-hieu-hay-khong-co-quy-dinh-nao-hien-nay-ve-viec-dang-ky-nhan-hieu-hay-274494-11232.html