Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp
dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu
doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Quy định về dự phòng tái
cơ cấu doanh nghiệp theo pháp luật. Bài viết dành cho các doanh nghiệp có ý
định tái cơ cấu, hoặc là kế toán viên đang phụ trách về dự phòng nợ phải
trả. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì bất cứ doanh nghiệp nào đều có
những thay đổi quan trọng trong phương thức cũng như phạm vi hoạt động kinh
doanh.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Điều kiện để chi phí là dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp
Một khoản dự phòng cho việc tái cơ cấu chỉ được dự tính cho những chi phí trực tiếp phát sinh từ hoạt động tái cơ cấu. Đó là những chi phí có đủ cả hai điều kiện:- Cần phải có cho hoạt động tái cơ cấu.
- Không liên quan đến các hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp.
2. Các chi phí không thuộc dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp
Khoản dự phòng cho việc tái cơ cấu không bao gồm các chi phí như:- Đào tạo lại hoặc thuyên chuyển nhân viên hiện có
- Tiếp thị
- Đầu tư vào những hệ thống mới và các mạng lưới phân phối.
Khi tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp thì nghĩa vụ liên đới chỉ phát sinh khi doanh nghiệp:
- Có kế hoạch chính thức cụ thể để xác định rõ việc tái cơ cấu doanh nghiệp. Trong đó phải có ít nhất 5 nội dung sau:Toàn bộ hoặc một phần của việc kinh doanh có liên quan.
- Các vị trí quan trọng bị ảnh hưởng.
- Vị trí, nhiệm vụ và số lượng nhân viên ước tính sẽ được nhận bồi thường khi họ buộc phải thôi việc.
- Các khoản chi phí sẽ phải chi trả.
- Khi nào kế hoạch được thực hiện.
- Đưa ra được một dự tính chắc chắn về những chủ thể bị ảnh hưởng. Và tiến hành quá trình tái cơ cấu bằng việc bắt đầu thực hiện kế hoạch đó. Hoặc thông báo những vấn đề quan trọng đến những chủ thể bị ảnh hưởng của việc tái cơ cấu.
3. Phương pháp kế toán dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp
- Khi trích lập dự phòng cho các khoản chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426) / Có TK 352 – Dự phòng phải trả.
- Khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải xác định số dự phòng phải trả cần trích lập:
- Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này. Lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết. Thì số chênh lệch hạch toán vào chi phí. Ghi:Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426) / Có TK 352 – Dự phòng phải trả.
- Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này. Nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết. Thì số chênh lệch hoàn nhập ghi giảm chi phí.Ghi:Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả / Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426).
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã
có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật
thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://lawkey.vn/quy-dinh-ve-du-phong-tai-co-cau-doanh-nghiep/