Ngành dịch vụ ăn uống F&B hiện nay đang thu thuế GTGT về Ngân sách Nhà
nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các ngành hàng ở Việt Nam. Từ ngày
01/01/2024, thuế suất VAT có sự điều chỉnh, giảm thuế từ 10% xuống còn 8%, bao
gồm ngành hàng F&B. Trong bài viết hôm nay, cùng Công ty Kế toán
AGS tìm hiểu thuế suất VAT có sự thay đổi như nào trong năm 2024.
I. FnB là gì?
FnB là cụm từ được nhắc đến rất nhiều hiện nay. Vậy nhưng không phải ai cũng
biết FnB là gì? FnB, viết tắt của cụm từ
Food and Beverage Department để chỉ một ngành chuyên về dịch vụ ăn
uống, phục vụ các khách hàng có nhu cầu về ẩm thực.
Ở thời điểm hiện tại, FnB là một trong số ít ngành có tốc độ tăng trưởng vượt bậc khi nhu cầu ăn ngoài của con người ngày càng tăng và thị trưởng cũng ngày càng được mở rộng. Theo đánh giá, FnB chính là một thị trường béo bở để các nhà kinh doanh có thể khai thác và thu về lợi nhuận cao.
Ở thời điểm hiện tại, FnB là một trong số ít ngành có tốc độ tăng trưởng vượt bậc khi nhu cầu ăn ngoài của con người ngày càng tăng và thị trưởng cũng ngày càng được mở rộng. Theo đánh giá, FnB chính là một thị trường béo bở để các nhà kinh doanh có thể khai thác và thu về lợi nhuận cao.
II. Thuế suất các sản phẩm ngành dịch vụ ăn uống FnB tại Việt Nam?
1. Thuế suất ngành dịch vụ ăn uống F&B là gì?
Thuế VAT hay còn gọi là thuế GTGT, được đánh vào các sản phẩm là hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Thuế VAT là thuế gián thu mà đối tượng phải nộp là người tiêu dùng cuối cùng phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.Thuế VAT ngành dịch vụ ăn uống là loại thuế mà người tiêu dùng dịch vụ ăn uống phải nộp trên mỗi hóa đơn sử dụng. Người kinh doanh dịch vụ ăn uống là người thu hộ và có nghĩa vụ phải nộp lại cho Cơ quan thuế.
Trên thực tế, thuế VAT là khoản thuế đối với việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ trong nước. Do đó, các loại hàng hóa xuất khẩu sẽ được hoàn thuế VAT, nghĩa là người tiêu dùng ở nước ngoài không phải chịu thuế VAT. Đối với các ngành hàng và loại hàng hóa, dịch vụ sẽ được quy định riêng về mức thuế suất phải nộp.
2. Các loại thuế suất ngành dịch vụ ăn uống F&B tại Việt Nam
Căn cứ vào từng sản phẩm, dịch vụ từng ngành hàng khác nhau sẽ được quy định mức thuế VAT khác nhau. Căn cứ theo Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008 và được sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014 và 2016, các loại thuế suất áp dụng cho ngành dịch vụ ăn uống.- Thứ nhất, thuế VAT cho ngành F&B được áp dụng trên giá trị gia tăng thêm mà không bắt buộc áp dụng với toàn bộ các hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp F&B đang kinh doanh. Tùy vào từng sản phẩm, dịch vụ khác nhau mà có thể áp dụng các mức VAT là 0%, 5% và 10%.
- Thứ hai, thuế doanh nghiệp doanh nghiệp F&B - là khoản thuế mà các nhà hàng, quán cà phê phải nộp dựa trên phần thu nhập chịu thuế. Quá trình tính thuế phải khấu trừ trên các khoản chịu thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Thứ ba, người nộp thuế - chủ doanh nghiệp F&B phải nộp thuế TNCN. Đây là loại thuế bắt buộc phải thu theo quy định đối với các chủ thể kinh doanh nhà hàng, quán ăn, cà phê,...Chủ kinh doanh cần phải trích nộp một khoản tiền lương hoặc một khoản thu nhập khác để đóng loại thuế này.
3. Mức thuế suất ngành dịch vụ ăn uống F&B
* Mức thuế VAT dịch vụ ăn uống năm 2023 là bao nhiêu?Tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 của Nghị định 44/2023/NĐ-CP về giảm thuế GTGT 2%, kể từ 1/7/2023, mức thuế VAT đối với ngành hàng F&B sẽ được áp dụng mức thuế VAT là 8%. Nghị định 44 có hiệu lực thi hành đến 31/12/2023. Do vậy, trong trường hợp không có điều chỉnh, bổ sung tiếp tục triển khai Nghị định thì từ 1/1/2024, ngành hàng F&B sẽ trở về mức thuế 10%.
*Đối với mô hfinh cá thể, hô kinh doanh F&B
Hộ kinh doanh hay cá thể kinh doanh dịch vụ F&B sẽ phải chi trả 2 loại thuế: Thuế TNCN và thuế VAT. Công thức tính thuế, người kinh doanh cần nắm:
Thuế VAT (chủ kinh doanh nộp) = Doanh thu tính thuế VAT x Tỷ lệ thuế
VAT
Thuế TNCN (chủ kinh doanh nộp) = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế
TNCN
Theo đó, mức tỷ lệ thuế áp dụng đối với ngành F&B tại Việt Nam năm 2023 là:
- Tỷ lệ thuế VAT = 3%;
- Tỷ lệ thuế TNCN = 1,5%
Trong trường hợp chủ kinh doanh không phải chịu thuế VAT, không phải kê khai thuế VAT thì:
- Tỷ lệ tính thuế VAT = 0;
- Thuế suất thuế TNCN = 1,5%
* Đối với mô hình doanh nghiệp kinh doanh F&B
Theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành, doanh nghiệp F&B cần nộp các loại thuế sau:
- Thứ nhất, thuế TNDN với mức thuế suất là 22%, trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Bộ Luật thuế TNDN. Tuy nhiên, một số trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất TNCN 22% sẽ chuyển sang áp dụng thuế suất 20 từ ngày 1/1/2016.
- Thứ hai, với các doanh nghiệp F&B có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng, thì việc áp dụng thuế suất 20% hoặc lấy doanh thu làm căn cứ để xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% là khoản doanh thu của năm trước.
- Thứ ba, thuế TNDN là khoản thuế thu dựa trên phần thu nhập chịu thuế của một nhà hàng, quán ăn, quán cà phê,...Quá trình tính thuế phải thực hiện khấu trừ từ khi đạt đến giá trị chịu thuế nhất định tại thời điểm đó, theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung liên quan đến thuế suất ngành hàng dịch vụ ăn uống F&B. F&B là một trong các ngành hàng chiếm tỷ trọng GDP lớn nhất cả nước, các quán ăn, nhà hàng xuất hiện với số lượng lớn. Do vậy, chủ kinh doanh phải nắm rõ các loại thuế mà mình phải nộp.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://dichvukhaibaothue.vn/thue-suat-gtgt-nganh-dich-vu-an-uong-fb/