Có bao nhiêu chuẩn mực kế toán ?

2024/09/13

TintứcKếtoán

Chuẩn mực kế toán là hệ thống bao gồm các văn bản về những quy định cách thức ban hành, phương pháp kế toán cơ bản để làm cơ sở cho những cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực kế toán nhằm thực hiện quá trình lập cũng như giải thích các thông tin khi trình bày trên báo cáo tài chính. Những quy định này được các cơ quan tổ chức thẩm quyền có trách nhiệm nghiên cứu và ban hành.

I. Chuẩn mực kế toán là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật Kế toán 2015, chuẩn mực kế toán gồm những quy định và phương pháp kế toán cơ bản để lập báo cáo tài chính.
Như vậy, chuẩn mực kế toán là những quy định, nguyên tắc, phương pháp và thủ tục cơ bản được áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

II. Ai có trách nhiệm ban hành chuẩn mực kế toán?

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Luật Kế toán 2015, Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Như vậy, Bộ Tài chính có trách nhiệm ban hành văn bản quy định về chuẩn mực kế toán cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.


III. Các chuẩn mực của kế toán là gì?

1. Chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho.
2. Chuẩn mực số 03 – Tài sản cố định hữu hình.
3. Chuẩn mực số 04 – Tài sản cố định vô hình.
4. Chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác.5. Chuẩn mực số 01 – Chuẩn mực chung.
6. Chuẩn mực số 06 – Thuê tài sản.
7. Chuẩn mực số 10 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái.
8. Chuẩn mực số 15 – Hợp đồng xây dựng.
9. Chuẩn mực số 16 – Chi phí đi vay.
10. Chuẩn mực số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
11. Chuẩn mực số 05 – Bất động sản đầu tư.
12. Chuẩn mực số 07 – Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết.
13. Chuẩn mực số 08 – Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh.
14. Chuẩn mực số 21 – Trình bày báo cáo tài chính.
15. Chuẩn mực số 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con.
16. Chuẩn mực số 26 – Thông tin về các bên liên quan.
17. Chuẩn mực số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.
18. Chuẩn mực số 22 – Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự.
19. Chuẩn mực số 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
20. Chuẩn mực số 27 – Báo cáo tài chính giữa niên độ.
21. Chuẩn mực số 28 – Báo cáo bộ phận.
22. Chuẩn mực số 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán.
23. Chuẩn mực số 11 – Hợp nhất kinh doanh.
24. Chuẩn mực số 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng.
25. Chuẩn mực số 19 – Hợp đồng bảo hiểm.
26. Chuẩn mực số 30 – Lãi trên cổ phiếu.

IV. Nhiệm vụ của kế toán

Căn cứ Điều 4 Luật Kế toán 2015, nhiệm vụ của kế toán được quy định như sau:
  • Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
  • Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
  • Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
  • Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Rất mong những chia sẻ về 26 chuẩn mực kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC được dịch vụ kiểm toán AMA chia sẻ trên đây là hữu ích.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat-doanh-nghiep/bai-viet/toan-van-he-thong-chuan-muc-ke-toan-viet-nam-nam-2023-2596.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ