Những công trình kiến ​​trúc của Le Corbusier - đóng góp nổi bật cho phong trào kiến ​​trúc hiện đại

2024/09/17

NhậtBản-Disảnthếgiới

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp

Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề các kiến trúc tiêu biểu của Nhật Bản. AGS muốn chia sẻ bài viết về chủ đề này là để tìm hiểu rõ hơn về những kiến trúc đặc sắc, độc đáo nhé. Vậy thì, mọi người hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này qua bài viết này nhé! Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu những công trình kiến trúc của Le Corbusier. 

1. Khái quát về nhà kiến trúc vĩ đại Le Corbusier

Le Corbusier (1887-1965) là một trong ba kiến trúc sư vĩ đại nhất của kiến trúc hiện đại sinh ra ở Thụy Sĩ, ông chuyển đến Paris vào năm 1922 và thành lập văn phòng kiến trúc, chính thức bắt đầu sự nghiệp của mình. Cũng trong thời gian này, ông đã xuất bản cuốn sách "Towards a New Architecture". 

Corbusier theo đuổi thiết kế chức năng, tạo ra ảnh hưởng sâu rộng đến kiến trúc và quy hoạch đô thị thế kỷ 20. Ông có đến 17 công trình trải dài trên 4 lục địa mà các tác phẩm đều được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới đầu tiên có các kết cấu trải rộng trên nhiều lục địa như vậy.

Ông là người đặt nền móng cho nhiều kiến trúc hiện đại, đặc biệt nổi tiếng với "Năm nguyên tắc của kiến trúc hiện đại". Bao gồm: 1. Hệ cột (pilote), 2. Sân thượng, 3. Mặt bằng tự do, 4. Cửa sổ băng, 5. Mặt đứng tự do. Hệ cột, trong tiếng Pháp có nghĩa là "cọc", là cấu trúc nâng đỡ tầng trệt của tòa nhà bằng các cột. Khác với kiến trúc châu Âu trước đó thường sử dụng tường để chịu lực. Năm nguyên tắc này được thể hiện rõ nhất trong "Biệt thự Savoye", một kiệt tác được ông thiết kế vào năm 1928 và đã gây ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới.

2. Các công trình kiến trúc độc đáo

2.1 Nhà Villa La Roche-Jeanneret ở Pháp

ラ・ロッシュ-ジャンヌレ邸/フランス

Đây là một ngôi nhà được xây dựng dành cho hai hộ gia đình tại Paris trong khoảng thời gian từ năm 1923 - 1925. Được ủy thác bởi anh trai của Le Corbusier, nhà soạn nhạc Albert Jeanneret, và một khách hàng thân thiết là La Roche, công trình này cũng là một thử nghiệm kiến trúc. Tại đây, Le Corbusier đã giới thiệu một trong năm nguyên tắc của kiến trúc hiện đại, đó là cửa sổ băng liên tục ở mặt ngang. Đặc biệt, ngôi nhà còn nổi bật với những bức tường cong và các đường dốc tạo nên một kiến trúc mới. Hiện nay, nơi đây được sử dụng làm trụ sở của Quỹ Le Corbusier.

2.2  Nhà Guyette ở Bỉ

ギエット邸/ベルギー

Một ngôi nhà hình hộp được xây dựng tại Antwerp, một thành phố ở Bắc Bỉ, trong khoảng thời gian từ năm 1926 - 1927. Ngôi nhà này có mặt tiền được thiết kế theo nguyên tắc "mặt tiền tự do", một trong năm nguyên tắc cơ bản của kiến trúc hiện đại. Ngoài ra, ta cũng có thể nhận thấy ảnh hưởng của phong trào nghệ thuật trừu tượng "De Stijl" rất thịnh hành ở Hà Lan thời bấy giờ.

2.3 Bảo tàng nghệ thuật phương Tây ở Nhật Bản 

国立西洋美術館/日本

Đây là công trình duy nhất của Le Corbusier tại Nhật Bản được xây dựng vào năm 1955, đây cũng là một trong những tác phẩm cuối cùng của ông. Mặc dù ông là người chịu trách nhiệm thiết kế chính, nhưng việc thiết kế chi tiết lại được thực hiện bởi ba học trò của ông là kiến trúc sư Kunio Maekawa, Junzo Sakakura, và Kunio Mayekawa.

Đây là một công trình hai tầng, được xây dựng dựa trên ý tưởng "Kiến trúc tăng vô hạn" của Le Corbusier. Đặc trưng nổi bật nhất của công trình này không chỉ là việc du khách có thể quan sát các hiện vật trưng bày theo hình xoắn ốc từ trung tâm mà còn có khả năng mở rộng công trình về phía ngoài khi cần thiết. Mặc dù có cấu trúc trần thấp, lấy ánh sáng tự nhiên qua các cửa sổ và có thể điều chỉnh ánh sáng, nhưng hiện tại công trình đang sử dụng đèn huỳnh quang.

Mặc dù đã yêu cầu cải tạo vào năm 1996 nhưng tòa nhà vẫn không được sửa chữa. Đến năm 2020, phần bệ dưới lòng đất được cách ly hoàn toàn khỏi đất. Đồng thời, vị trí các tác phẩm điêu khắc trong sân trước cũng được phục hồi theo đúng thiết kế ban đầu của Le Corbusier, các loại cây trồng cũng được điều chỉnh lại, nhằm đưa công trình trở về đúng với diện mạo ban đầu.

2.4  Nhà Longchamp ở Pháp

ロンシャンの礼拝堂/フランス

Longchamp, thuộc tỉnh Haute-Saone ở miền đông nước Pháp, từng là địa điểm hành hương. Tuy nhiên, trong Thế chiến thứ hai, nhà thờ ở đây đã bị quân Đức Quốc xã phá hủy. Sau đó, theo yêu cầu của một vị linh mục, công trình đã được xây dựng lại trong khoảng thời gian từ năm 1950 - 1955. Mặc dù được gọi là ‘nhà nguyện’, nhưng kiến trúc bên ngoài của công trình lại vô cùng độc đáo với mái nhà mà chính Le Corbusier đã ví von như ‘mai cua’, thậm chí còn nhận được những đánh giá tiêu cực.

Tuy nhiên, công trình này lại mang nhiều tính ứng dụng. Nhờ vị trí tọa lạc trên cao, mái nhà được thiết kế để hứng nước mưa. Các bức tường được tạo hình lõm để tạo ra hiệu ứng âm thanh tối ưu cho các buổi lễ. Đây được xem là một trong những tác phẩm kiến trúc tôn giáo mang tính cách mạng và cũng là kiệt tác vĩ đại nhất của Le Corbusier.

3. Tại sao những công trình kiến trúc của Le Corbusier được công nhận là Di sản Thế giới? 

Các công trình kiến trúc của Le Corbusier được công nhận ở những điểm sau: 

Các công trình kiến trúc của Le Corbusier là những kiệt tác thể hiện tài năng sáng tạo của con người đồng thời là những giải pháp cho các vấn đề kiến trúc và xã hội của thế kỷ 20.

Thứ hai, có mối liên hệ sâu sắc với sự ra đời và phát triển của kiến trúc hiện đại. Trong hơn nửa thế kỷ, những ý tưởng kiến trúc của ông đã tác động mạnh mẽ đến kiến trúc trên bốn châu lục, minh chứng cho sự giao lưu giá trị của nhân loại trên quy mô toàn cầu.

Thứ ba, có liên quan trực tiếp đến "kiến trúc hiện đại", với những ý tưởng và tác phẩm có tầm quan trọng trong thế kỷ 20. Chúng thể hiện sự kết hợp giữa kiến trúc, hội họa và điêu khắc, và đại diện cho một "phong cách kiến trúc mới" lan rộng trên toàn thế giới trong nửa thế kỷ.

Kết luận

Le Corbusier được đánh giá cao bởi những đóng góp rất lớn vào sự phát triển của kiến trúc hiện đại thế kỷ 20. Ông đã kết hợp nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau và đưa ra "Năm nguyên tắc của kiến trúc hiện đại" nhằm giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Các công trình của ông trải dài trên bốn châu lục là minh chứng rõ ràng cho điều đó.

Thật thú vị là ông sinh ra trong gia đình nghề làm mặt đồng hồ tại La Chaux-de-Fonds, một địa điểm hiện nay đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Ít ai biết rằng ban đầu ông định theo nghề thợ làm đồng hồ và chưa từng theo học đại học. Chính nhờ sự giới thiệu của hiệu trưởng trường mỹ thuật, ông đã bắt đầu thiết kế kiến trúc và từ đó trở thành một kiến trúc sư tài năng, một con đường sự nghiệp khá bất ngờ.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hi vọng bạn sẽ có được những thông tin hữu ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé!

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://worldheritage-mania.com/heritage-architectural-work-le-corbusier/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ