Công ty Kế toán AGS hoạt động trong lĩnh vực tư và cung cấp dịch vụ Kế
toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty sẽ chia sẻ về chủ đề "Thời điểm xác định thuế tiêu
thụ đặc biệt". Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián tiếp mà nhiều
doanh nghiệp phải đối mặt. Tuy nhiên, việc xác định chính xác thời điểm phải
nộp loại thuế này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Hãy cùng tìm hiểu những
thông tin cần thiết để giải đáp mọi thắc mắc của bạn về thời điểm xác định
thuế tiêu thụ đặc biệt.
1. Thời điểm xác định thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Đối với hàng hóa: thời điểm phát sinh doanh thu đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với dịch vụ: thời điểm phát sinh doanh thu là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
2. Trường hợp nào người nộp thuế được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định về hoàn
thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:
Hoàn thuế, khấu trừ thuế
1. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp
sau:
a) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu;
b) Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
c) Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản,
chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp
thừa;
d) Có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật và trường hợp hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo điều ước quốc tế mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Việc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này
chỉ thực hiện đối với hàng hoá thực tế xuất khẩu.
...
Như vậy, trường hợp nào người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp
như sau:
(1) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu;
(2) Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
(3) Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản,
chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp
thừa;
(4) Có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật và trường hợp hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo điều ước quốc tế mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Lưu ý: Việc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định tại (1) và (2) chỉ thực
hiện đối với hàng hoá thực tế xuất khẩu.
3. Đối tượng nào không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 được sửa đổi bởi khoản 2
Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014 quy định đối tượng không chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt được gồm như sau:
- Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác
cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;
- Hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
- Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam;
- Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;
- Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định;
- Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy định;
- Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch và tàu bay sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng;
- Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ;
- Xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên;
- Xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông;
- Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa
bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá
được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau,ngoại trừ xe ô tô chở người
dưới 24 chỗ.
Công ty Kế toán AGS cảm bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo chúng tôi để cập thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/ma-so-thue/bai-viet/thoi-diem-xac-dinh-thue-tieu-thu-dac-biet-la-khi-nao-536911-172820.html?rel=goi-y-cung-tag