Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp
dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu
doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề
Xác định hàng hóa xuất khẩu từ nội địa bán vào doanh nghiệp chế xuất
dựa trên những cơ sở nào?.
I. Xác định hàng hóa xuất khẩu từ nội địa bán vào doanh nghiệp chế xuất dựa trên những cơ sở nào?
Cơ sở để xác định hàng hoá xuất khẩu...
- Đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, hàng hóa tạm xuất - tái nhập thay đổi mục đích sử dụng, hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, hàng hóa của doanh nghiệp nội địa xuất khẩu gia công cho doanh nghiệp chế xuất là tờ khai hải quan xuất khẩu và tờ khai hải quan nhập khẩu đã được xác nhận thông quan.
- Trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy:
- Đối với hàng hóa quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan và có xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát (ghi ngày tháng năm, ký tên, đóng dấu công chức) của công chức hải quan cửa khẩu xuất. Riêng hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan và được xác nhận hàng hóa đã thực xuất khẩu;
- Đối với hàng hóa quy định tại khoản 3 Điều này là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan.
Theo đó, cơ sở để xác định hàng hóa xuất khẩu từ nội địa bán vào doanh nghiệp
chế xuất là tờ khai hải quan xuất khẩu và tờ khai hải quan nhập khẩu đã
được xác nhận thông quan.
Lưu ý: Đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy thì cơ sở
để xác định hàng hóa xuất khẩu từ nội địa bán vào doanh nghiệp chế xuất là
tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan.
II. Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất gọi là hàng hóa gì?
Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất được quy
định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 08/2015/NĐ-CP như sau:
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm:
- Hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam;
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
Như vậy, theo quy định này thì hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với
doanh nghiệp chế xuất được gọi là
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
III. Doanh nghiệp chế xuất có được bán hàng hóa vào thị trường nội địa không?
Căn cứ khoản 11 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định riêng áp dụng
đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất như sau:
Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất...
- Trong trường hợp không đủ mặt bằng để bố trí kho lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động chế xuất của doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế, doanh nghiệp chế xuất được thuê mặt bằng ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế để thực hiện lưu giữ hàng hóa nếu đáp ứng được các điều kiện tại khoản 2 Điều này. Kho lưu giữ hàng hóa ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế được đưa vào sử dụng kể từ ngày được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan.
- Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan hải quan có thẩm quyền cho phép đưa vào sử dụng, doanh nghiệp chế xuất phải thông báo đến cơ quan đăng ký đầu tư việc bố trí kho ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế để lưu giữ hàng hóa và thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư (nếu có) theo quy định của pháp luật về đầu tư.
- Doanh nghiệp chế xuất được bán hàng hóa vào thị trường nội địa. Hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất vào thị trường trong nước thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu....
Theo đó,
doanh nghiệp chế xuất được bán hàng hóa vào thị trường nội địa.
Lưu ý: Hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất vào
thị trường trong nước thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật
về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã
có được những thông tin bổ ích.
Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ
hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn:https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/xac-dinh-hang-hoa-xuat-khau-tu-noi-dia-ban-vao-doanh-nghiep-che-xuat-dua-tren-nhung-co-so-nao-498781-169148.html