Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch
vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh
nghiệp. Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về những điều kiện cần thiết
để doanh nghiệp được lựa chọn là doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế VAT.
Bài viết này sẽ phù hợp với các kế toán viên đang phụ trách phần thuế, người
lao động đang muốn tìm hiểu về hoàn thuế. Công ty AGS muốn chia sẻ về chủ đề
này bởi vì trở thành doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) là
cơ hội giúp doanh nghiệp tăng cường uy tín và thu hút khách hàng, đặc biệt là
khách quốc tế. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về chủ đề này qua bài viết dưới
đây.
1. Để được lựa chọn là doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng thì doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện gì?
Điều kiện lựa chọn doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng được quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 72/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 92/2019/TT-BTC) như sau:Điều kiện, hồ sơ, thủ tục lựa chọn doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng
1. Để được lựa chọn là doanh nghiệp bán hàng, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có đăng ký bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng, kinh doanh các mặt hàng được hoàn thuế theo quy định tại Điều 11 Thông tư này tại một trong các địa điểm sau đây:
- Trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp;
- Địa điểm đặt đại lý bán hàng cho doanh nghiệp.
b) Thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
c) Cam kết tham gia vào Hệ thống theo quy định tại Điều 4a Thông tư này.
2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế:
a) Công văn đăng ký tham gia bán hàng theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này;
...
Như vậy, theo quy định, để được lựa chọn là doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng thì doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Có đăng ký bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng, kinh doanh các mặt hàng được hoàn thuế theo quy định tại Điều 11 Thông tư 72/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 92/2019/TT-BTC) tại một trong các địa điểm sau đây:
- Trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp;
- Địa điểm đặt đại lý bán hàng cho doanh nghiệp.
(2) Thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
(3) Cam kết tham gia vào Hệ thống quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài theo quy định.
2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng gồm những nội dung nào?
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng được quy định
tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 72/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 9
Điều 1 Thông tư 92/2019/TT-BTC) như sau:
Điều kiện, hồ sơ, thủ tục lựa chọn doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng
...
2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế:
a) Công văn đăng ký tham gia bán hàng theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này;
b) Hợp đồng bán hàng đại lý ký giữa doanh nghiệp đăng ký bán hàng với cửa hàng bán hàng đại lý cho doanh nghiệp (đối với trường hợp là cửa hàng đại lý bán hàng cho doanh nghiệp): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận “sao y” của doanh nghiệp.
3. Thủ tục chọn doanh nghiệp:
a) Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký bán hàng hoàn thuế tại chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính thì chi nhánh, cửa hàng gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp;
b) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn ba (03) ngày làm Việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho doanh nghiệp bổ sung hồ sơ;
- Nếu hồ sơ không đáp ứng điều kiện quy định, trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp;
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng bao gồm:
(1) Công văn đăng ký tham gia bán hàng theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 92/2019/TT-BTC:
(2) Hợp đồng bán hàng đại lý ký giữa doanh nghiệp đăng ký bán hàng với cửa hàng bán hàng đại lý cho doanh nghiệp (đối với trường hợp là cửa hàng đại lý bán hàng cho doanh nghiệp): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận “sao y” của doanh nghiệp.
3. Gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho cơ quan nào?
Cách thức gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng được quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 72/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 92/2019/TT-BTC) như sau:Điều kiện, hồ sơ, thủ tục lựa chọn doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng
...
2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế:
a) Công văn đăng ký tham gia bán hàng theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này;
b) Hợp đồng bán hàng đại lý ký giữa doanh nghiệp đăng ký bán hàng với cửa hàng bán hàng đại lý cho doanh nghiệp (đối với trường hợp là cửa hàng đại lý bán hàng cho doanh nghiệp): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận “sao y” của doanh nghiệp.
3. Thủ tục chọn doanh nghiệp:
a) Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký bán hàng hoàn thuế tại chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính thì chi nhánh, cửa hàng gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp;
b) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn ba (03) ngày làm Việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho doanh nghiệp bổ sung hồ sơ;
- Nếu hồ sơ không đáp ứng điều kiện quy định, trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp;
...
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp đăng ký doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng thì gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp đăng ký bán hàng hoàn thuế tại chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính thì chi nhánh, cửa hàng gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã
có những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm
nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/de-duoc-lua-chon-la-doanh-nghiep-ban-hang-hoan-thue-gia-tri-gia-tang-thi-doanh-nghiep-can-dap-ung-n-790559-110610.html#google_vignette