Hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh quốc phòng có được miễn kiểm tra thực tế khi làm thủ tục hải quan không?

2024/10/16

ThuếLuậtHảiquan

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh quốc phòng có được miễn kiểm tra thực tế khi làm thủ tục hải quan không? Bài viết dành cho các bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về Thuế luật hải quan. AGS muốn chia sẻ chủ đề này nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu theo quy định pháp luật.
Cùng tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Người khai hải quan có được sử dụng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh để làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh quốc phòng không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Hải quan 2014 về kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp, hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh quốc phòng như sau:

Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp, hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng
...
2. Hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng:
a) Hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng theo văn bản xác nhận của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an, người khai hải quan được sử dụng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh để làm thủ tục hải quan. Cơ quan hải quan quyết định thông quan hàng hóa trên cơ sở tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh, người khai hải quan phải nộp tờ khai hải quan hoàn chỉnh và các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan;
...
Theo đó, người khai hải quan được sử dụng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh để làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh quốc phòng theo văn bản xác nhận của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an.
Và cơ quan hải quan quyết định thông quan hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh quốc phòng trên cơ sở tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh.

2. Khi làm thủ tục hải quan thì hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh quốc phòng có được miễn kiểm tra thực tế không?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 33 Luật Hải quan 2014 quy định về kiểm tra thực tế hàng hóa như sau:

Kiểm tra thực tế hàng hóa
1. Hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây được miễn kiểm tra thực tế:
a) Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp;
b) Hàng hóa chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;
c) Hàng hóa thuộc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này mà phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải được kiểm tra thực tế.
3. Hàng hóa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, việc kiểm tra thực tế được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
...
Như vậy, hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh quốc phòng thuộc trường hợp được miễn kiểm tra thực tế khi làm thủ tục hải quan.
Cần lưu ý rằng, hàng hóa chuyên dùng phục vụ quốc phòng an ninh mà phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải được kiểm tra thực tế.

3. Khi nào thì việc kiểm tra thực tế hàng hóa không bắt buộc phải có mặt của người khai hải quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 33 Luật Hải quan 2014 quy định kiểm tra thực tế hàng hóa như sau:

Kiểm tra thực tế hàng hóa
...
4. Hàng hóa là động vật, thực vật sống, khó bảo quản, hàng hóa đặc biệt khác được ưu tiên kiểm tra trước.
5. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa do công chức hải quan thực hiện trực tiếp hoặc bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác.
Việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải có mặt của người khai hải quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ sau khi đăng ký tờ khai hải quan và hàng hóa đã được đưa đến địa điểm kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 của Luật này.
6. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa tại địa điểm kiểm tra chung với nước láng giềng được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.
7. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc kiểm tra thực tế hàng hóa.
Căn cứ trên quy định trên thì việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải có mặt của người khai hải quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ sau khi đăng ký tờ khai hải quan và hàng hóa đã được đưa đến địa điểm kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 Luật Hải quan 2014, cụ thể như sau:
- Việc kiểm tra thực tế hàng hóa vắng mặt người khai hải quan do thủ trưởng cơ quan hải quan nơi lưu giữ hàng hóa quyết định và chịu trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
  • Để bảo vệ an ninh;
  • Để bảo vệ vệ sinh, môi trường;
  • Có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
  • Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu mà người khai hải quan không đến làm thủ tục hải quan;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Việc kiểm tra thực tế hàng hóa vắng mặt người khai hải quan được tiến hành dưới các hình thức:
  • Kiểm tra không xâm nhập qua máy soi;
  • Kiểm tra bằng thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác của cơ quan hải quan;
  • Mở hàng hóa để kiểm tra trực tiếp với sự chứng kiến của đại diện cơ quan nhà nước tại khu vực cửa khẩu, đại diện doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. Việc kiểm tra phải được lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích.
Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/hang-hoa-chuyen-dung-phuc-vu-an-ninh-quoc-phong-co-duoc-mien-kiem-tra-thuc-te-khi-lam-thu-tuc-hai-q-990486-158604.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ