Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp. Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào doanh nghiệp chế xuất có thuộc đối tượng phải nộp thuế nhập khẩu không?
Bài viết dành cho các kế toán viên đang phụ trách về chủ đề Doanh nghiệp chế
xuất. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì đây là một phần rất quan trọng
trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán của doanh nghiệp.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào doanh nghiệp chế xuất có thuộc đối tượng phải nộp thuế nhập khẩu không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 về đối
tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Đối tượng chịu thuế
1.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Hàng
hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập
khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
3. Hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực
hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
4. Đối tượng chịu
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a)
Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
b) Hàng hóa viện trợ nhân
đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi
thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế
quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế
quan này sang khu phi thuế quan khác;
d) Phần dầu khí được dùng để trả
thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
5. Chính phủ quy định chi
tiết Điều này.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì:
Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế
nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có
ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng,
bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ
quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao
đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập
khẩu.
Thêm vào đó, tại khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC: Khu phi
thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo
thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công
nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về
thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ
mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu,
nhập khẩu.
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì hàng hóa nhập khẩu
từ nước ngoài vào doanh nghiệp chế xuất (đáp ứng điều kiện là khu phi thuế
quan theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
2016) và chỉ sử dụng trong doanh nghiệp chế xuất không phải nộp thuế nhập
khẩu.
2. Hàng hóa bán vào doanh nghiệp chế xuất có thuộc đối tượng được hưởng thuế suất thuế GTGT 0% không?
Thuế suất 0%
1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng
hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và
ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không
chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất
0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng
hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng
ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;
hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp
luật.
a) Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu;
- Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
hàng bán cho cửa hàng miễn thuế;
- Hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam;
- Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc
thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam;
...
Như vậy, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% theo hướng dẫn tại
khoản 3 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông
tư 130/2016/TT-BTC, hàng hóa bán vào doanh nghiệp chế xuất theo quy định của
Thủ tướng Chính phủ là hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng được hưởng thuế suất
thuế GTGT 0%.
3. Điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hóa bán vào doanh nghiệp chế xuất là gì?
Như đã phân tích ở trên thì, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%
hướng dẫn tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi
khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC, hàng hóa bán vào doanh nghiệp chế
xuất là hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng được hưởng thuế suất thuế GTGT
0%.
Theo đó, điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hóa bán vào
doanh nghiệp chế xuất được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư
219/2013/TT-BTC, cụ thể như sau:
- Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu;
- Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;
- Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.
Riêng đối với trường hợp hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt
Nam, cơ sở kinh doanh (bên bán) phải có tài liệu chứng minh việc giao, nhận
hàng hóa ở ngoài Việt Nam như:
- Hợp đồng mua hàng hóa ký với bên bán hàng hóa ở nước ngoài; hợp đồng bán hàng hóa ký với bên mua hàng;
- Chứng từ chứng minh hàng hóa được giao, nhận ở ngoài Việt Nam như: hóa đơn thương mại theo thông lệ quốc tế, vận đơn, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ…; chứng từ thanh toán qua ngân hàng gồm: chứng từ qua ngân hàng của cơ sở kinh doanh thanh toán cho bên bán hàng hóa ở nước ngoài; chứng từ thanh toán qua ngân hàng của bên mua hàng hóa thanh toán cho cơ sở kinh doanh.
Ví dụ: Công ty A và Công ty B (là các doanh nghiệp Việt Nam) ký hợp đồng mua
bán dầu nhờn. Công ty A mua dầu nhờn của các công ty ở Sin-ga-po, sau đó bán
cho Công ty B tại cảng biển Sin-ga-po. Trường hợp Công ty A có: Hợp đồng mua
dầu nhờn ký với các công ty ở Sin-ga-po, hợp đồng bán hàng giữa Công ty A và
Công ty B; chứng từ chứng minh hàng hóa đã giao cho Công ty B tại cảng biển
Sin-ga-po, chứng từ thanh toán tiền qua ngân hàng do Công ty A chuyển cho các
công ty bán dầu nhờn ở Sin-ga-po, chứng từ thanh toán tiền qua ngân hàng do
Công ty B thanh toán cho Công ty A thì doanh thu do Công ty A nhận được từ bán
dầu nhờn cho Công ty B được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn
đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập
nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/hang-hoa-nhap-khau-tu-nuoc-ngoai-vao-doanh-nghiep-che-xuat-co-thuoc-doi-tuong-phai-nop-thue-nhap-kh-163537.html#google_vignette