Công ty Kế toán AGS hoạt động trong lĩnh vực tư và cung cấp dịch vụ Kế toán,
Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty sẽ chia sẻ về chủ đề "Đối tượng nào không áp dụng
thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%?". Cùng tìm hiểu chủ đề này qua bài viết
dưới đây nhé.
I. Đối tượng nào không áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 3 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi
khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC, các đối tượng không áp dụng thuế suất
thuế giá trị gia tăng 0% đó là:
- Tái bảo hiểm ra nước ngoài.
- Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài.
- Chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài.
- Dịch vụ tài chính phái sinh
- Dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.
- Cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan).
- Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản hướng dẫn tại khoản 23 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 25/2018/TT-BTC.
- Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
- Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa.
- Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.
- Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm:
+ Dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao
động.
+ Dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp
suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan).
- Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0% gồm:
+ Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật,
văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành.
+ Dịch vụ thanh toán qua mạng.
+ Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân
phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.
II. Cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi
khoản 4 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013, cơ sở kinh doanh thực
hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về
kế toán, hoá đơn, chứng từ được áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT khi
thuộc các trường hợp dưới đây:
- Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, ngoại trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
- Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, ngoại trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
III. Giá tính thuế giá trị gia tăng được xác định bằng ngoại tệ hay bằng đồng Việt Nam?
Căn cứ theo khoản 22 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau:
Điều 7. Giá tính thuế
[...]
22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến
khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa,
dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho
khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại
dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số
lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán
được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng
hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương
trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các
số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn
điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu
ra, đầu vào.
Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có
doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao
dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước
công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.
Theo quy định trên, giá tính thuế giá trị gia tăng phải được xác định bằng
đồng Việt Nam.
Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng
Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác
định giá tính thuế.
Công ty Kế toán AGS cảm bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo chúng tôi để cập thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/83A4048-hd-doi-tuong-nao-khong-ap-dung-thue-suat-thue-gia-tri-gia-tang-0.html