Theo dõi, kiểm tra áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh bao gồm những công việc gì?

2024/10/22

ThuếLuậtHảiquan

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Theo dõi, kiểm tra áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh bao gồm những công việc gì?
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

I. Thông tin kết quả kiểm tra sau thông quan được thu thập, cập nhật tại đâu?


Căn cứ khoản 1 Điều 34 Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh, quá cảnh ban hành kèm theo Quyết định 3273/QĐ-BTC năm 2013 quy định về việc thu thập, xử lý thông tin kết quả kiểm tra sau thông quan như sau:
Thu thập, xử lý thông tin kết quả kiểm tra sau thông quan
  1. Thông tin kết quả kiểm tra sau thông quan được thu thập, cập nhật trên hệ thống thông tin nghiệp vụ để phục vụ đánh giá tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế; rà soát, đánh giá lại và điều chỉnh, bổ sung việc áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
  2. Nội dung thông tin kết quả kiểm tra sau thông quan được thu thập bao gồm các nội dung quy định tại điểm b khoản 4 Điều 28 Thông tư số 175/2013/TT-BTCkhoản 1 Điều 15 Quy định này ...
Như vậy, theo quy định thì thông tin kết quả kiểm tra sau thông quan được thu thập, cập nhật trên hệ thống thông tin nghiệp vụ để phục vụ mục đích:
  1. Đánh giá tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế;
  2. Rà soát, đánh giá lại và điều chỉnh, bổ sung việc áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

II. Theo dõi, kiểm tra áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh bao gồm những công việc gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 35 Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh, quá cảnh ban hành kèm theo Quyết định 3273/QĐ-BTC năm 2013 quy định như sau:
Theo dõi, kiểm tra việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh...
  1. Việc theo dõi, kiểm tra áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh bao gồm:
    • Giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro tại các đơn vị hải quan theo phân cấp.
    • Theo dõi, phân tích, đánh giá việc thực hiện các nội dung quy định của pháp luật hải quan, pháp luật thuế, thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và các hoạt động nghiệp vụ khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
    • Theo dõi việc cập nhật, truyền nhận thông tin, dữ liệu trên hệ thống thông tin; thực hiện chế độ báo cáo, trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ quản lý rủi ro;
    • Giám sát trực tuyến việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và các hoạt động nghiệp vụ khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
    • Phối hợp kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, giám sát hải quan để đánh giá chất lượng, hiệu quả của tiêu chí được thiết lập đối với từng trường hợp cụ thể;
    • Tổ chức đoàn kiểm tra, yêu cầu báo cáo giải trình các nội dung liên quan đến việc áp dụng quản lý rủi ro;
    • Tổng hợp báo cáo về quản lý rủi ro theo định kỳ hoặc đột xuất....
Như vậy, theo quy định thì việc theo dõi, kiểm tra áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh bao gồm:
  1. Giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro tại các đơn vị hải quan theo phân cấp;
  2. Theo dõi, phân tích, đánh giá việc thực hiện các nội dung quy định của pháp luật hải quan, pháp luật thuế, thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và các hoạt động nghiệp vụ khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
  3. Theo dõi việc cập nhật, truyền nhận thông tin, dữ liệu trên hệ thống thông tin; thực hiện chế độ báo cáo, trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ quản lý rủi ro;
  4. Giám sát trực tuyến việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và các hoạt động nghiệp vụ khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
  5. Phối hợp kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, giám sát hải quan để đánh giá chất lượng, hiệu quả của tiêu chí được thiết lập đối với từng trường hợp cụ thể;
  6. Tổ chức đoàn kiểm tra, yêu cầu báo cáo giải trình các nội dung liên quan đến việc áp dụng quản lý rủi ro;
  7. Tổng hợp báo cáo về quản lý rủi ro theo định kỳ hoặc đột xuất.

III. Những đơn vị nào có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh?

Căn cứ khoản 3 Điều 35 Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh, quá cảnh ban hành kèm theo Quyết định 3273/QĐ-BTC năm 2013 quy định như sau:
Theo dõi, kiểm tra việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh...
  1. Trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc áp dụng quản lý rủi ro:
    • Đơn vị Quản lý rủi ro cấp Tổng cục chịu trách nhiệm giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc áp dụng quản lý rủi ro trong phạm vi ngành Hải quan;
    • Cục Hải quan theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quản lý rủi ro trên địa bàn Cục;
    • Chi cục Hải quan theo dõi, kiểm tra việc thực hiện thu thập, cập nhật thông tin, áp dụng quản lý rủi ro trên địa bàn Chi cục.
Như vậy, theo quy định thì những đơn vị có ttrách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc áp dụng quản lý rủi ro bao gồm:
  1. Đơn vị Quản lý rủi ro cấp Tổng cục chịu trách nhiệm giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc áp dụng quản lý rủi ro trong phạm vi ngành Hải quan;
  2. Cục Hải quan theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quản lý rủi ro trên địa bàn Cục;
  3. Chi cục Hải quan theo dõi, kiểm tra việc thực hiện thu thập, cập nhật thông tin, áp dụng quản lý rủi ro trên địa bàn Chi cục.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn:https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/theo-doi-kiem-tra-ap-dung-quan-ly-rui-ro-trong-quan-ly-hai-quan-doi-voi-hang-hoa-xuat-khau-nhap-kha-207061-90349.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ