I. Doanh nghiệp chế xuất được phép nhập nguyên liệu về bán lại cho doanh nghiệp chế xuất khác
Nếu thực tế như mục đích của chị thì không có quy định để thực hiện (kiểu mua bán trực tiếp).Thanh lý hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất
1. DNCX được thanh lý hàng hóa nhập khẩu
Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên liệu, vật tư và các hàng hóa nhập khẩu khác thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo các hình thức: xuất khẩu, bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại Việt Nam.
2. Thủ tục thanh lý
- Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu;
- Trường hợp thanh lý theo hình thức bán, biếu, tặng tại thị trường Việt Nam, DNCX được lựa chọn thực hiện theo một trong hai hình thức
- Trường hợp DNCX lựa chọn hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng thì đăng ký tờ khai hải quan mới, chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển mục đích sử dụng (trừ trường hợp tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu ban đầu đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý nhập khẩu); căn cứ tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển mục đích sử dụng quy định tại Điều 21 Thông tư này.
- Sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng thì việc bán, biếu, tặng hàng hóa này tại thị trường Việt Nam thực hiện không phải làm thủ tục hải quan;
- Trường hợp DNCX lựa chọn hình thức thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này thì DNCX thực hiện thủ tục xuất khẩu tại chỗ; doanh nghiệp nội địa thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ, nộp các loại thuế theo quy định. Tại thời điểm thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu ban đầu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.
- Trường hợp tiêu hủy thực hiện theo quy định tại điểm d Điều 64 Thông tư này.
3. Quy định chung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX
Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX và đối tác của DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:- Hàng hóa mua, bán, thuê, mượn giữa các DNCX với nhau. Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị của hợp đồng gia công giữa các DNCX thì thực hiện theo quy định
II. Địa điểm làm thủ tục nhập khẩu đối với doanh nghiệp chế xuất
1. Địa điểm làm thủ tục hải quan
a. Địa điểm làm thủ tục nhập khẩu:
b) Đối với doanh nghiệp chế xuất (DNCX):
Hàng hóa nhập khẩu của DNCX; hàng hóa là máy móc, thiết bị tạm nhập để phục vụ sản xuất, xây dựng nhà xưởng (kể cả trường hợp nhà thầu trực tiếp nhập khẩu); hàng hóa bảo hành, sửa chữa làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX;
Trường hợp DNCX nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu quy định thì địa điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Hải quan, Điều 4 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và khoản 1 Điều 19 Thông tư này.
III. Địa điểm làm thủ tục xuất khẩu đối với doanh nghiệp chế xuất
1. Địa điểm làm thủ tục hải quan
Chi cục Hải quan cửa khẩu: Đây là nơi tiếp nhận và xử lý thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại các cửa khẩu quốc tế, cảng biển, sân bay.
Cục Hải quan tỉnh/thành phố: Các cục hải quan này có trách nhiệm quản lý và giám sát các hoạt động hải quan trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố.
Chi cục Hải quan chế xuất: Nếu bạn làm việc với DNCX, bạn sẽ thường làm thủ tục tại chi cục hải quan chuyên quản lý các doanh nghiệp chế xuất.
Địa điểm hải quan điện tử: Hiện nay, nhiều thủ tục hải quan có thể thực hiện trực tuyến qua hệ thống hải quan điện tử. Bạn cần đăng ký tài khoản và thực hiện các bước theo quy định.
III. Địa điểm làm thủ tục xuất khẩu đối với doanh nghiệp chế xuất
1. Địa điểm làm thủ tục hải quan
Chi cục Hải quan cửa khẩu: Đây là nơi tiếp nhận và xử lý thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại các cửa khẩu quốc tế, cảng biển, sân bay.
Cục Hải quan tỉnh/thành phố: Các cục hải quan này có trách nhiệm quản lý và giám sát các hoạt động hải quan trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố.
Chi cục Hải quan chế xuất: Nếu bạn làm việc với DNCX, bạn sẽ thường làm thủ tục tại chi cục hải quan chuyên quản lý các doanh nghiệp chế xuất.
Địa điểm hải quan điện tử: Hiện nay, nhiều thủ tục hải quan có thể thực hiện trực tuyến qua hệ thống hải quan điện tử. Bạn cần đăng ký tài khoản và thực hiện các bước theo quy định.
2. Địa điểm làm thủ tục xuất khẩu
Đối với DNCX:- Hàng hóa là sản phẩm xuất khẩu của DNCX; hàng hóa là máy móc, thiết bị tái xuất sau khi đã tạm nhập để phục vụ sản xuất, xây dựng nhà xưởng (kể cả trường hợp nhà thầu trực tiếp xuất khẩu) DNCX được làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan thuận tiện; trừ trường hợp hàng hóa bảo hành, sửa chữa làm thủ tục tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX;
- Trường hợp DNCX xuất khẩu hàng hóa theo quyền xuất khẩu quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP và các quy định của Bộ Công Thương thì địa điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Hải quan, Điều 4 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và khoản 1 Điều 19 Thông tư này.
Công ty Kế toán AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.