Tỉnh Hưng Yên

2024/12/02

ViệtNam-Tỉnhthành

Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS sẽ giới thiệu đến các bạn về tỉnh Hưng Yên, vùng đất của nhiều nét văn hóa lịch sử dân tộc Việt Nam và những địa điểm du lịch cuốn hút khách du lịch, xin mời các bạn cùng chúng tôi đi tìm hiểu vùng đất này nhé.

Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên

Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên là bức tranh thu nhỏ lãnh thổ hành chính của tỉnh theo một số quy luật toán học chặt chẽ, bằng việc sử dụng hệ thống ký hiệu, mầu sắc, kết hợp ghi chú giải thích được xây dựng theo đúng quy trình quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bản đồ chứa đựng rất nhiều yếu tố nội dung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội được thể hiện chi tiết. Có giải thích cụ thể, bố cục được xây dựng hài hoà, giúp người đọc liên tưởng được sự phân bố không gian thực địa và bản đồ.
Nội dung chính của bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên thể hiện:

Vị trí địa lý

Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc.
Địa giới hành chính giáp 6 tỉnh, thành phố là:
  • Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh
  • Phía tây bắc giáp thành phố Hà Nội
  • Phía đông giáp tỉnh Hải Dương.
  • Phía nam giáp tỉnh Thái Bình
  • Phía tây giáp tỉnh Hà Tây
  • Phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam.
Tổng diện tích tự nhiên 92.309,32 ha (923,09 km2) chiếm 6,02% diện tích đồng bằng bắc bộ. Hưng Yên là tỉnh đồng bằng không có rừng, núi và biển. Gồm 10 huyện, thành phố với 161 xã, phường, thị trấn. Thành phố Hưng Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh.

Những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam

Là quốc gia nằm ở phía Đông, thuộc bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, châu Á; có diện tích 331.698 km2, bao gồm khoảng 327.480 km2 đất liền và 4.500 km2 biển nội thủy... Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới và một phần xích đạo nên có những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp; là nơi giao thoa của nhiều nền văn minh trên thế giới, điển hình là văn minh Trung Quốc và Ấn Độ với cốt lõi là hệ tư tưởng Nho giáo, Phật giáo. Quy mô dân số gần 92,5 triệu người (năm 2016), đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, gồm 54 dân tộc, trong đó, dân tộc Kinh (Việt) chiếm đa số, 53 dân tộc còn lại là các dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng mang đậm bản sắc địa phương, nhưng 54 dân tộc anh em cùng gắn bó chặt chẽ với nhau trong vận mệnh chung của cuộc đấu tranh, hòa hợp lâu dài, lấy tộc người Việt làm trung tâm. Điều này đã tạo nên văn hóa dân tộc Việt Nam thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa của các dân tộc với những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp.

Lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất, ý chí độc lập và tự cường dân tộc

Tình yêu dành cho quê hương, đất nước ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới hoàn toàn không giống nhau, song tựu chung lại sợi chỉ đỏ chủ nghĩa yêu nước là biểu hiện khát vọng và hành động luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết. Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình thành từ rất sớm, bắt nguồn từ những tình cảm rất đơn sơ, bình dị trong gia đình, làng xã và rộng hơn là tình yêu Tổ quốc. Với vị trí địa lý là đầu mối giao thông quốc tế quan trọng, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của nhiều quốc gia. Trong tiến trình phát triển của dân tộc, nhân dân ta đã phải trải qua thời gian dài chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Lịch sử thời kỳ nào cũng sáng ngời những tấm gương kiên trung, bất khuất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng: Từ Bà Triệu “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!”; Trần Bình Trọng “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”; Nguyễn Huệ “Đánh cho để dài tóc/Đánh cho để đen răng/Đánh cho nó chích luân bất phản/Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”… đến Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Nguyễn Viết Xuân với tinh thần “Nhằm thẳng quân thù! Bắn!”… Chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập và tự cường dân tộc đã trở thành “dòng chủ lưu của đời sống Việt Nam”, là nền tảng tinh thần to lớn, là giá trị đạo đức cao quý nhất trong thang bậc các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, trở thành “tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá trị” và là nguồn sức mạnh vô địch để dân tộc ta vượt qua khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, xứng đáng với lời ngợi ca của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”1.

Những lý do du khách nên đến Hưng Yên ít nhất 1 lần

Mặc dù không có nhiều lợi thế về danh lam thắng cảnh thiên nhiên, tuy nhiên Hưng Yên lại hấp dẫn du khách bởi nhiều di tích lịch sử nổi tiếng, con người thân thiện hiếu khách cùng nền ẩm thực hấp dẫn.

Nơi lưu giữ các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng

Hưng Yên là mảnh đất giàu giá trị lịch sử và văn hóa. Nếu đã biết tọa độ Hưng Yên ở đâu rồi thì chần chờ gì nữa mà không lên kế hoạch đến đây để khám phá các di tích nổi tiếng!
Chùa Chuông: Chùa Chuông được xây dựng từ thời Lê và được trùng tu lớn với quy mô hoàn chỉnh của chùa Việt Nam thời Hậu Lê vào năm 1707. Không chỉ sở hữu kiến trúc cổ kính, độc đáo mà chùa Chuông còn là nơi lưu giữ nhiều di vật có giá trị như: câu đối, hoành bi, bia đá, đồ thờ.
Khu di tích đại danh y Lê Hữu Trác: Quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác bao gồm nhiều di tích như: Nhà tưởng niệm Lê Hữu Trác, nhà thờ Đại tôn họ Lê Hữu, nhà thờ Hoàng giáp Lê Hữu Danh, Tiến sĩ môn, từ vũ Quận công Lê Hữu Kiều, khu mộ Tổ họ Lê Hữu… Nơi đây trở thành địa điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều du khách đến thắp hương, chiêm bái.
Đền Mẫu: Đền Mẫu Hưng Yên là di tích lịch sử, văn hóa quan trọng của tỉnh Hưng Yên. Ngôi đền sở hữu kiến trúc độc đáo và nổi tiếng linh thiêng. Hằng năm vào ngày mùng 10 đến 15 tháng 3 Âm lịch hàng năm, du khách ghé đền sẽ được tham gia lễ hội đền Mẫu với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống thú vị.

Lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc

Hưng Yên ở đâu? Có gì hấp dẫn du khách? Đến với vùng đất giàu giá trị lịch sử, văn hóa này, bạn còn có cơ hội được khám phá nhiều lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc. Điểm đặc biệt của các lễ hội truyền thống ở Hưng Yên là các lễ rước gắn liền với sông Hồng như: lễ hội Đền Dạ Trạch, lễ hội Đền Mẫu, lễ hội Đền Đa Hòa…

Tập trung nhiều làng nghề thủ công truyền thống lâu đời

Tỉnh Hưng Yên cũng là nơi tập trung nhiều làng nghề thủ công truyền thống lâu đời của nước ta. Nếu đã biết chính xác tọa độ Hưng Yên ở đâu, y du khách có thể đến đây để tìm hiểu và khám phá về một số làng nghề như: làng nghề mây tre đan huyện Tiên Lữ; làng nghề đúc đồng xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm; nghề dệt thảm thêu ren huyện Phù Cừ; làng nghề chạm bạc Phù Ủng huyện Ân Thi; làng hương cao xạ ở Cao Thôn xã Bảo Khê; làng nghề gốm sứ Xuân Quan…

Văn hóa ẩm thực đa dạng

Nắm được vị trí Hưng Yên ở đâu bạn hãy lên kế hoạch để đến trải nghiệm nền văn hóa ẩm thực đa dạng tại vùng đất này. Thiên nhiên, đất đai sông nước đã ban tặng cho người dân nơi đây nhiều món ăn độc đáo. Dưới đây là những đặc sản Hưng Yên nổi tiếng mà bạn không thể bỏ qua:Nhãn lồng Phố Hiến: Nhãn lồng có mặt ở nhiều nơi, tuy nhiên nhãn lồng Phố Hiến Hưng Yên lại có hương vị rất đặc biệt, trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây. Thưởng thức nhãn lồng Phố Hiến, du khách sẽ bị lôi cuốn bởi hương vị ngọt thơm, đậm đà, giòn thơm. Ngoài ăn tươi, pha nước uống bạn cũng có thể thưởng thức nhãn sấy khô.
Bún thang: Bún thang lươn có hương vị đậm chất đồng quê. Ngoài thịt ba chỉ, giò lụa, trứng gà chiên cắt sợi mỏng, điều làm nên nét đặc trưng của bún thang Hưng Yên chính là phần thịt lươn xào hoặc chiên giòn độc đáo.
Tương Bần: Tương Bần Hưng Yên nổi tiếng cả nước nhờ vị béo, bùi, đậm đà. Nước tương màu vàng sẫm hoặc cánh gián. Đây là loại nước chấm không thể thiếu khi ăn cùng bánh đúc, bánh tẻ, thịt luộc…
Ếch om Phượng Tường: Hưng Yên ở đâu? Vùng đất này có gì đặc sản? Đến Hưng Yên, bạn nhất định phải thưởng thức món ếch om Phượng Tường. Thịt ếch nhừ, béo, chắc, nước om màu vàng đậm, tỏa mùi thơm nức mũi. Khi thưởng thức, bạn có thể kết hợp cùng xà lách hoặc rau diếp.

Đền Chử Đồng Tử

Được xem là một trong những truyền thuyết được ghi nhận sớm nhất trong Lĩnh Nam Chích Quái, câu chuyện về Chử Đồng Tử vốn rất nổi tiếng trong dân gian và còn lưu truyền đến tận ngày nay. Hưng Yên là địa danh sở hữu hai trong tổng số ba đền thờ Chử Đồng Tử (một đền thờ ở Hà Nội). Do đó, nhắc đến địa điểm du lịch Hưng Yên không thể không kể đến hai ngôi đền này.
Đó là đền Đa Hòa (xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, Hưng Yên) và Dạ Trạch (xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, Hưng Yên). Cả hai ngôi đền đều được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Riêng đền Ða Hoà sở hữu kiến trúc độc đáo với các hoa văn rồng trạm trổ trên gỗ và đôi Bách thọ được làm bằng gốm với 100 chữ khắc trên thân.

Làng Nôm - quần thể làng cổ xưa nhất Việt Nam

Khu quần thể làng Nôm là một trong những địa điểm check - in ở Hưng Yên. Nơi đây được mệnh danh là một trong những ngôi làng có tuổi đời cao nhất tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Đến với làng Nôm, bạn sẽ bắt gặp những hình ảnh quen thuộc gắn liền với làng quê như cây đa, bến nước, những mái nhà tranh thấp thoáng xa xa… Dù trải qua bao khó khăn bao năm tháng phát triển thì nơi đây vẫn giữ được nét đẹp mộc mạc đáng quý.

Chùa Phúc Lâm - ngôi chùa dát vàng độc nhất vô nhị

Kiến trúc dát vàng tạo ấn tượng vô cùng mạnh mẽ với du khách khi đến thăm Chùa Phúc Lâm. Vẻ đẹp hào nhoáng, lộng lẫy với sắc vàng rực rỡ của ngôi chùa sẽ khiến bạn có chút liên tưởng đến các công trình chùa chiềng tại Thái Lan. Nhưng không, chùa Phúc Lâm vẫn mang nét đẹp đậm chất Việt Nam.


Bạn được tận mắt chiêm ngưỡng những kiến trúc ấn tượng, với thiết kế tinh xảo. Khung cảnh bình yên của nơi đây cũng giúp lòng bạn như bình yên hơn sau bao bộn bề ở ngoài kia.

Làng nghề Tương Bần - khám phá món ngon trứ danh đất Hưng Yên


Tương Bần chính là món ăn làm nên tên tuổi của Hưng Yên. Đây cũng chính là địa chỉ làm tương bần ngon nhất thế giới. Tương Bần được tạo nên từ bàn tay nông dân Việt đã xuất khẩu ra khắp nơi trên thế giới. Từ xưa đến nay, tương Bần là món nước chấm có mặt thường xuyên trong bữa ăn Việt.
Ghé thăm các địa điểm du lịch Hưng Yên này sẽ giúp hiểu sâu hơn về các bước làm tương bần ra sao. Mỗi một công đoạn đều rất cần sự tỉ mỉ, cẩn trọng và chú tâm. Bạn sẽ cảm nhận cực kỳ rõ nét đẹp lao động tuyệt đẹp của người dân Bắc Bộ.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tổng hợp




Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ