Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch
vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh
nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề
Kế toán là gì và vai trò, nhiệm vụ, yêu cầu công việc. Bài viết dành cho những cá nhân muốn tìm hiểu về ngành kế toán, các bạn
đang lựa chọn ngành nghề, những bạn trẻ mong muốn thử sức ở lĩnh vực kế toán
hay chỉ đơn giản bạn thích làm việc với những con số. AGS muốn chia sẻ về chủ
đề này vì Kế toán là một ngành nghề quan trọng trong bất kỳ tổ chức, doanh
nghiệp nào, từ công ty nhỏ đến tập đoàn lớn. Ngành này không chỉ giúp quản lý
tài chính mà còn hỗ trợ quá trình ra quyết định, hoạch định chiến lược kinh
doanh.
1. Kế toán (Accounting)
1.1 Định nghĩa
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin
kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động (Theo Luật Kế toán năm 2015, số 88/2015/QH13)
Nói một cách dễ hiểu, Kế toán là quá trình ghi chép, thu thập thông tin
chứng từ, phân tích và xử lý các số liệu tài chính liên quan đến dòng tiền
và tài sản của doanh nghiệp. Kế toán viên phải làm việc với con số,
giấy tờ, sổ sách, tính chính xác cực kỳ cao, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và
khả năng tập trung cao.
*Giải thích từ ngữ:
- Thu thập: ghi nhận những nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ kế toán.
- Xử lý: quá trình hệ thống hóa những dữ liệu, thông tin từ chứng từ kế toán vào sổ kế toán.
- Cung cấp: việc hợp nhất dữ liệu để tạo thành báo cáo tài chính
1.2. Các công việc của kế toán
Một số nhiệm vụ chính có thể kể đến của vị trí kế toán trong các công ty và
doanh nghiệp:
- Thu thập thông tin: Mỗi ngày, kế toán sẽ thu thập thông tin từ các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong doanh nghiệp và đưa vào chứng từ kế toán dưới dạng phiếu thu, phiếu chi tiền, phiếu nhập, xuất kho, hóa đơn bán hàng,…
- Kiểm tra các khoản thu và chi: Đảm nhận việc quản lý mọi khoản thu, chi phát sinh theo quy định của tổ chức, quỹ tiền mặt và chứng từ đính kèm.
- Tiếp nhận và kiểm soát chứng từ kế toán: Kế toán có trách nhiệm kiểm soát các chứng từ có liên quan đến hoạt động thu, chi phát sinh hàng ngày trong doanh nghiệp để đảm bảo tính chính xác của các hoạt động này.
- Ghi chép vào sổ sách kế toán: Hàng ngày, kế toán cần tổng hợp và ghi chép lại một cách cụ thể, đầy đủ, chính xác và kịp thời số liệu của các hoạt động kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Đến cuối tháng, kế toán sẽ tổng hợp lại các số liệu này và đưa chúng vào sổ kế toán.
- Tổng hợp và lập các báo cáo tài chính: Mỗi tháng, nhân viên kế toán có trách nhiệm tổng hợp lại tất cả số liệu từ các sổ kế toán đã ghi chép và lập thành các báo cáo chi tiết để trình lên ban lãnh đạo doanh nghiệp. Những thông tin trong báo cáo kế toán sẽ là căn cứ quan trọng để ban lãnh đạo đưa ra quyết định điều chỉnh cho các hoạt động phát triển của doanh nghiệp.
2. Nhiệm vụ, vai trò của Kế toán
2.1 Nhiệm vụ
Theo Điều 4 Luật Kế toán năm 2015 đã nêu rõ nhiệm vụ mà kế toán cần thực
hiện bao gồm:
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật
Kết luận, kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính và
cung cấp thông tin chính xác để hỗ trợ quyết định kinh tế của doanh nghiệp.
Các nhiệm vụ của kế toán, từ thu thập và xử lý số liệu đến kiểm tra, giám
sát tài chính, đều nhằm đảm bảo tính minh bạch, tuân thủ pháp luật và tối ưu
hóa các nguồn lực tài chính. Kế toán không chỉ là công việc đòi hỏi sự chính
xác, tỉ mỉ mà còn là công cụ quan trọng giúp các tổ chức, doanh nghiệp vận
hành hiệu quả và phát triển bền vững.
2.2. Vai trò
Bộ phận kế toán là trung tâm quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, giúp quản lý
tài chính hiệu quả và tuân thủ pháp luật.
Kế toán đóng góp lớn trong việc quản lý thu chi, cung cấp cái nhìn tổng quan
về tình hình tài chính và hỗ trợ quyết định chiến lược.
Kế toán đảm bảo thanh toán đúng hạn các khoản nợ và chi phí, tránh nợ xấu và
thực hiện nghĩa vụ thuế đối với cơ quan nhà nước.
Kế toán minh bạch, chính xác, doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa dòng tiền, giảm
lãng phí và gian lận, đảm bảo tính pháp lý, từ đó xây dựng uy tín và thành
công lâu dài.
3. Đối tượng của Kế toán
3.1. Khái niệm đối tượng kế toán
Đối tượng kế toán là đối tượng mà kế toán cần phản ánh, và báo cáo trình bày
qua những dữ liệu. Đó là sự hình thành biến động của tất cả những tài sản
thuộc đơn vị tổ chức và được chia thành hai phần song hành với nhau đó là
tài sản và nguồn vốn.
Kế toán viên có nhiệm vụ phản ánh sự hình thành và biến động của tài sản qua
các giai đoạn, từ khi tài sản được hình thành đến khi có sự thay đổi. Tất cả
tài sản và sự biến động của chúng đều được ghi nhận một cách chính xác và
minh bạch dưới dạng con số, phản ánh dòng tiền trong tổ chức.
Mọi tài sản mà đơn vị tổ chức quản lý và sở hữu, có giá trị tiền tệ, đều là
đối tượng kế toán cần ghi nhận và theo dõi. Tài sản được phân thành hai
loại: tài sản hữu hình và tài sản vô hình, với nguồn gốc hình thành khác
nhau, gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Để quản lý hiệu quả, kế toán cần liên tục cập nhật và ghi nhận đầy đủ, chính
xác các số liệu của từng loại tài sản này.
3.2 Đối tượng kế toán theo Luật Kế toán
Theo Điều 8 của Luật Kế toán năm 2015, số 88/2015/QH13 đã nêu ra 04 loại đối
tượng của kế toán là:
- Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước.
- Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng ngân sách nhà nước gồm tài sản, nguồn hình thành tài sản theo quy định.
- Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh
- Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính.
4. Yêu cầu công việc của nghề kế toán
Kỹ năng quan sát, phân tích và tổng hợp số liệu: Đây là kỹ năng chính kế
toán cần có vì kế toán phải làm việc liên tục với những con số nên họ
phải có kỹ năng tổng hợp, phân tích chính xác. Để từ đó, kế toán mới có
thể đánh giá được tổng quan tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Kỹ năng lập kế hoạch: Công việc của kế toán sẽ phải báo cáo và theo dõi
tình hình kinh doanh xuyên suốt nên cần có kỹ năng lập kế hoạch tốt. Kỹ
năng lập kế hoạch sẽ giúp nhân sự kế toán có sự chuẩn bị trước cho những
đầu việc được giao.
Kỹ năng giao tiếp tốt: Với kỹ năng này, kế toán có thể dễ dàng tương tác
và trao đổi hiệu quả với đồng nghiệp, cấp trên và các cơ quan Nhà nước
bên ngoài doanh nghiệp.
Kỹ năng ngoại ngữ: Ngoại ngữ cũng là điều kiện cần và đủ đối với một kế
toán viên chuyên nghiệp. Để giúp bản thân phát huy tối đa khả năng và
thuận lợi trên con đường thăng tiến, người làm kế toán cần trang bị cho
mình vốn ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) vững chắc.
Kỹ năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng: Không chỉ kế toán mà bất
kỳ ngành nghề chuyên môn nào hiện nay cũng đòi hỏi nhân sự phải có khả
năng sử dụng các phần mềm trên máy tính. Một số phần mềm hỗ trợ công
việc kế toán bao gồm: Excel, Phần mềm kế toán, Phần mềm hóa đơn điện
tử,…
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã
có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật
thểm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé!
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: Tổng hợp