Thời hạn đóng BHXH, BHYT, BHTN?

2025/02/10

BHTN BHXH BHYT

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề "Thời hạn đóng  BHXH, BHYT, BHTN? Bài viết dành cho các kế toán và kiểm toán viên đang làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì đây là một trong những vấn đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm.
Bài viết có sử dụng một số từ viết tắt như: Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

2. Thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng

Theo quy định hiện hành, thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là hàng tháng và chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng đó. Đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc và thực hiện trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định. Sau đó, số tiền đã trích sẽ được chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Như vậy, thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng là chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng.

3. Doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội

Doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội được xác định là khi không đóng đúng thời gian quy định như đã đăng ký. Căn cứ theo Điều 56, Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH nêu rõ:
Đơn vị đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chậm quá thời hạn theo quy định từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng gồm:
Số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN phải đóng nhưng chưa đóng đã quá thời hạn quy định, trừ số tiền 2% trong kỳ được giữ lại của đơn vị tham gia BHXH bắt buộc.
Số tiền 2% đơn vị được giữ lại lớn hơn số tiền được quyết toán, đơn vị phải đóng phần chênh lệch vào tháng đầu của quý sau nhưng chưa đóng.
Phương thức tính lãi: ngày đầu hằng tháng.
Bên cạnh việc phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng doanh nghiệp còn có thể bị phạt tài chính nếu chậm đóng BHXH. Căn cứ theo Khoản 4, Điều 38, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ban hành ngày 1/3/2020 quy định:
- “4. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng.”
Như vậy, nếu nợ đóng BHXH doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính theo quy định. Mức xử phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm. Tuy nhiên tối đa mức phạt không quá 75.000.000 đồng.

4. Bảo hiểm xã hội gồm những loại hình nào?

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

5. Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT theo quy định

  • Mức đóng BHXH bắt buộc
Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Trong đó bao gồm mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ TNLĐ-BNN (theo Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội, Nghị định số 58/2020/NĐ-CP).
Trong đó, mức tiền lương tháng đóng BHXH tối đa là 20 tháng lương cơ sở = 29,8 triệu đồng.
  • Mức đóng BHTN
Mức đóng BHTN của NLĐ bằng 1% tiền lương tháng, đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN (tại Điều 14 Quyết định 595/QĐ-BHXH).
Việc đóng BHXH, BHYT và BHTN đối với người lao động là rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi của họ khi gặp các rủi ro về sức khỏe, lao động và đời sống. Do đó, việc nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN đúng hạn là trách nhiệm của mỗi người lao động và đơn vị sử dụng lao động. Nếu không đóng đầy đủ hoặc không đóng đúng thời hạn, người lao động sẽ không được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn:https://thuvienphapluat.vn/cong-dong-dan-luat/thoi-han-nop-tien-bao-hiem-xa-hoibhytbhtn-hang-thang-203470.aspx

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ