Công thức tính thuế xuất nhập khẩu theo điều khoản FOB

2025/03/27

DịchVụKếToán-Kiểmtoán ThuếLuậtHảiquan

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề tính thuế xuất khẩu theo điều khoản FOB. Bài viết dành cho các bạn sinh viên, kế toán viên đang tìm hiểu về nghiệp vụ tính thuế trong trao đổi hàng hóa quốc tế. AGS mong muốn chia sẻ về chủ đề này vì điều khoản FOB là một trong những điều khoản được áp dụng nhiều nhất trong giao dịch quốc tế ngày nay.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

I. Trị giá FOB là gì?

Căn cứ theo Khoản 6 Điều 3 Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về trị giá FOB như sau:
“Trị giá FOB là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu, bao gồm chi phí vận chuyển đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến. Trị giá FOB được tính theo quy định tại Điều VII Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994 và Hiệp định về Trị giá Hải quan”. 
Như vậy, trị giá FOB sẽ là trị giá của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F).
Seaports in Vietnam
Trị giá FOB là trị giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu, trị giá FOB theo quy định tại Khoản 4, Điều 6, Thông tư 05/2018/TT-BCT áp dụng đối với hàng hóa không xuất xứ không ưu đãi được tính như sau:
Công thức

Trị giá FOB = Giá xuất xưởng + Các chi phí khác

Trong đó:
  • Các chi phí khác: là các chi phí phát sinh trong việc đưa hàng lên tàu để xuất khẩu.
  • Giá xuất xưởng = Chi phí xuất xưởng + Lợi nhuận.
  • Chi phí xuất xưởng = Chi phí nguyên liệu + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí phân bổ trực tiếp.
  1. Chi phí nguyên liệu bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí vận tải và bảo hiểm đối với nguyên vật liệu đó;
  2. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm lương, các Khoản thưởng và những Khoản phúc lợi khác có liên quan đến quá trình sản xuất;
  3. Chi phí phân bổ trực tiếp bao gồm: Chi phí nhà xưởng; xử lý các chất thải; an ninh; lưu trữ trong nhà máy; bảo hiểm; kiểm tra và thử nghiệm; nghiên cứu, phát triển, thiết kế và chế tạo; khuôn dập, khuôn đúc.

II. Cách tính thuế xuất nhập khẩu theo giá FOB

Cách tính thuế xuất nhập khẩu theo giá FOB được căn cứ Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016. Cụ thể thuế XNK sẽ được xác định theo trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời Điểm tính thuế.
Trị giá tính thuế (trị giá hải quan) được xác định đối với mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu như sau:  Hàng xuất khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu xuất (trị giá FOB).

II.1. Cách tính thuế xuất nhập khẩu chung

Công thức tính thuế xuất nhập khẩu chung theo trị giá tính thuế và thuế suất:

Công thức

Thuế XNK = Trị giá tính thuế x Thuế suất

Trong đó: Trị giá tính thuế được xác định đối với hàng xuất khẩu tính theo trị giá FOB của hàng hóa;
Thuế suất: căn cứ theo Mã HS code của từng mặt hàng để áp dụng mức thuế suất tương ứng. Trường hợp hàng hóa có C/O ưu đãi sẽ áp dụng mức thuế suất của hàng có ℅ theo quy định của Pháp luật.

II.2. Cách tính thuế xuất nhập khẩu theo giá FOB

Cách tính thuế xuất nhập khẩu theo giá FOB được áp dụng đối với hàng xuất khẩu. Công thức tính thuế xuất nhập khẩu theo giá FOB như sau:
Công thức

Thuế XNK = Trị giá tính thuế theo giá FOB x Thuế suất

Trong đó:Trị giá tính thuế theo giá FOB: được tính theo trị giá FOB
Thuế suất: Được quy định cụ thể cho từng mặt hàng theo Biểu thuế xuất khẩu.

Lưu ý: Đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thuế suất thực hiện theo các thỏa thuận này.

III. Thời gian nộp thuế xuất nhập khẩu

Đối với hàng hóa XNK thuộc đối tượng chịu thuế thời hạn nộp thuế căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và theo quy định của pháp luật về thuế.

Cụ thể hàng hóa XNK thuộc đối tượng chịu thuế có thời hạn nộp như sau:Phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật Hải quan, trừ trường hợp người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật Hải quan.
Nộp thuế chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp đối với trường hợp người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan. Quá thời hạn quy định mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế.

Lưu ý trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp: Phải nộp tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Trường hợp hết thời hạn bảo lãnh của tổ chức tín dụng mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://einvoice.vn/tin-tuc/cach-tinh-thue-xuat-nhap-khau-theo-gia-fob

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ