Sự hài lòng của Nhân viên dưới góc độ quản trị

2013/04/04

Kỹnăng_Hànhvitổchức

1. Làm thế nào để biết được nhân viên không hài lòng với công việc?

Đối với mỗi nhà quản trị, họ sẽ có những cách khác nhau để thấy được nhân viên không thực sự hài lòng với công việc mà họ đang làm. Sau đây, có hai cách phổ biến để đánh giá được sự không hài lòng của nhân viên:

-  Thứ nhất, để biết được tỷ lệ nhân viên đang không hài lòng với công việc, nhà quản trị có thể thực hiện các cuộc khảo sát theo 5 mức độ từ rất hài lòng đến rất không hài lòng. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhân viên đều bày tỏ thái độ thật sự của mình. Do đó, nhà quản trị nên khuyến khích nhân viên bày tỏ nguyện vọng, mong muốn đối với công việc, tìm hiểu lý do tại sao nhân viên lại không hài lòng đối với công việc. Từ đó, nên đưa ra những chính sách phù hợp để cải thiện mức độ hài lòng của nhân viên.

-  Thứ hai, cách thứ hai sẽ phức tạp hơn là bản tóm tắt các khía cạnh của công việc bằng cách xác định các yếu tố quan trong trong công việc như loại công việc, kỹ năng cần thiết, sự giám sát, chính sách lương, cơ hội thăng chức, văn hóa tổ chức,hay mối quan hệ giữa đồng nghiệp. Sau đó, tỷ lệ người trả lời sắp xếp theo thước đo tiêu chuẩn và những người nghiên cứu sẽ thêm mức độ đánh giá để tạo ra một bảng điểm về sự hài lòng công việc.

2. Làm thế nào để tăng sự hài lòng về công việc cho nhân viên của bạn?


2.1. Điều kiện công việc:

-  Nhìn chung, điều kiện làm việc là một trong những yếu tố quan trọng nhất để gia tăng sự hài lòng đối với công việc của nhân viên. Điều kiện công việc bao gồm nhiều yếu tố như mối quan hệ giữa các đồng nghiệp bên ngoài công sở, sự tương tác giữa đồng nghiệp với nhau trong những kế hoạch hay dự án chung, những đóng góp hay sự độc lập và tự kiểm soát.

-  Thứ nhất, người quản lý giỏi cũng đóng vai trò trong việc gia tăng sự hài lòng của các nhân viên. Nhân viên luôn mong muốn được nhận những bài học hay những lời góp ý từ quản lý để họ có thêm những bài học cũng như kinh nghiệm để hoàn thành tốt hơn cho những dự án tiếp theo. Theo một nghiên cứu ở Israel cho rằng sự quan tâm, sự thông cảm và sự ủng hộ giúp nhân viên tăng sự hài lòng.

-  Thứ hai, các tổ chức nên thường xuyên mở các lớp đào tạo những kiến thức mới cho nhân viên để tránh sự lạc hậu. Ngày nay, sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 đòi hỏi nhân viên phải luôn học hỏi và trao dồi những kiến thức mới mẻ để có thể đáp ứng được nhu cầu của công việc. Một nhân viên sẽ cảm thấy chán nản khi họ không biết mình phải làm gì hay hiểu về những dự án mới của tổ chức. Hãy cố gắng giúp nhân viên của mình tiếp thu những kiến thức mới để họ có thể hoàn thành tốt công việc và hài lòng về tổ chức.

2.2. Chế độ lương và phúc lợi xã hội:

-  Chế độ lượng không phải là yếu tố hài lòng công việc của tất cả nhân viên mà chỉ làm hài lòng đa số nhân viên. Nói về phần đa số, chế độ lương có thể làm họ hài lòng đối với công việc vì nó có thể trang trải cuộc sống của họ, đáp ứng nhu cầu sinh lý cơ bản của con người. Ngoài ra, chính sách lương cũng giúp đánh giá được trình độ cũng như năng lực của nhân viên, năng suất lao động, khả năng làm việc hay sự cống hiến cho những lợi ích của tổ chức.

-  Không giống như lương chỉ làm hài lòng một bộ phận trong tổ chức, chế độ phúc lợi và đãi ngộ là yếu tố góp phần làm nên sự hài lòng công việc của tất cả các nhân viên trong tổ chức. Thường thì chế độ đãi ngộ và phúc lợi sẽ đánh giá công bằng về năng suất làm việc của nhân viên hơn. Khi những nhân viên đưa ra những sáng kiến cho những dự án một cách hiệu quả và tiết kiệm cho tổ chức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, họ sẽ nhận được một mức lương thưởng cao hơn so với những nhân viên khác trong cùng bộ phận. Vì những chính sách này sẽ đánh giá trình độ giữa các nhận viên một cách công bằng nên nó sẽ nhận lại nhiều sự hài lòng từ nhân viên.

2.3. Doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội:

-  Giữa sự hài lòng về công việc của nhân viên và những trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có mối quan hệ mạnh. Khi những tổ chức thực hiện những sứ mệnh hay những đóng góp cho sự phát triển của xã hội thì nhân viên có thể tìm ra được những giá trị mà bản thân cống hiến cho xã hội bên cạnh lợi ích cho bản thân. Do đó, họ sẽ cảm thấy vui vẻ và hài lòng với công việc mà họ đang chọn.

-  Giả sử, công ty thực hiện chiến dịch trích một phần doanh thu từ việc bán sản phẩm mới cho các trẻ em mồ côi, việc này sẽ khuyến khích năng lực làm việc của các nhân viên Sales, thông qua những nỗ lực từ việc bán sản phầm, họ có thể giúp được những người khác có cuộc sống tốt hơn và sẽ tăng sự hài lòng đối với công việc họ đang làm.

2.4. Được công nhận và cơ hội thăng tiến:

-  Những người nhân viên thường tỏ ra hài lòng khi cấp trên của họ có thể công nhận sự cống hiến và những nỗ lực của họ cho tổ chức. Thông qua, những lợi ích họ tìm được cho công ty, họ luôn mong muốn những nhà quản lý có những buổi công nhận thành quả trước các nhân viên khác hay các phòng ban khác. Nhân viên sẽ thật sự hài lòng khi mọi cố gắng của họ được mọi người công nhận và sẽ tạo động lực để họ tiếp tục hoàn thành công việc tốt hơn.

-  Cơ hội thăng tiến là một trong những yếu tố được nhân viên quan tâm và tạo nên sự hài lòng đối với công việc của họ. Sẽ chẳng một ai thích thú khi bản thân mình luôn nỗ lực và phát triển hơn nhưng chỉ giữ đúng một vị trí và làm đúng một công việc. Nhân viên sẽ rất hài lòng khi cấp trên của mình đặt vào những vị trí đúng với năng lực và sự cống hiến của họ cho tổ chức.



Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ