1. Thuế Thu nhập doanh nghiệp là gì?
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào
khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm
các khoản thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
2. Ai phải nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp?
Căn cứ Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định người nộp thuế như
sau:
-
Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này
(sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
-
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau
đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ
sở thường trú tại Việt Nam;
- Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
-
Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
-
Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phải nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
-
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế
đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế
phát sinh ngoài Việt Nam;
-
Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với
thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh
ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó;
-
Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với
thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên
quan đến hoạt động của cơ sở thường trú;
-
Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế
đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
-
Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh
mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn
bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:
-
Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải,
mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại
Việt Nam;
- Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
-
Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công
hoặc tổ chức, cá nhân khác;
- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
-
Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết
hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm
quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên
thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.” ( được
sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa
đổi 2013)
3. Thu nhập chịu thuế
-
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC, thu nhập chịu thuế trong
kỳ tính thuế xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập
khác
- Đối với doanh thu:
-
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC, doanh thu để
tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền
cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh
nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Cụ thể:
-
Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
-
Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực
tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia
tăng.
-
Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả
tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được
phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả
tiền một lần. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi
thuế việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp của số năm thu tiền trước chia (:) cho số năm
thu tiền trước.
- Đối với chi phí được trừ:
-
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, các khoản chi phí được
trừ sẽ bao gồm các chi phí không thuộc các chi phí không được trừ và đáp
ứng đầu đủ các điều kiện sau:
-
Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp.
-
Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
-
Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20
triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có
chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Đối với các khoản thu nhập khác:
-
Các khoán thu nhập khác được quy định cụ thể tại Điều 7 Thông tư
78/2014/TT-BTC. Có thể kể đến một số thu nhập như:
-
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán theo hướng dẫn
tại Chương IV Thông tư này.
-
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo hướng dẫn tại Chương V Thông
tư này.
-
Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền tham gia dự
án đầu tư; chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản
theo quy định của pháp luật…..
Lưu ý: Với mỗi loại thu nhập này đều được quy định cụ thể với những điều kiện
cụ thể cần đáp ứng.
4. Thu nhập được miễn thuế
-
Các khoản thu nhập được miễn thuế quy định cụ thể tại Điều 8 Thông tư
78/2014/TT-BTC. Một số thu nhập được miễn thuế có thể kể đến như:
-
Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối của
hợp tác xã; Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế
– xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó
khăn; Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy
sản ở địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập từ hoạt động đánh
bắt hải sản.
-
Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp
gồm: thu nhập từ dịch vụ tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương
nội đồng; dịch vụ phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi; dịch vụ thu
hoạch sản phẩm nông nghiệp.
-
Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh
nghiệp có số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy,
người nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao
động bình quân trong năm của doanh nghiệp….
Lưu ý: Đối với mỗi loại thu nhâp này đều được quy định cụ thể và phải đáp ứng
các điều kiện cụ thể để được miễn thuế.
5. Các khoản chi được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng đủ các
điều kiện sau đây:
-
Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực
hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật;
-
Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hóa
đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên
phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không
bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của
pháp luật.
Lưu ý: Khoản chi bằng ngoại tệ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế phải
quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại
tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát
sinh khoản chi bằng ngoại tệ.