1. Quy định chung của Chuẩn mực kiểm toán số 505
…1.2. Thủ tục xác nhận từ bên ngoài để thu thập bằng chứng kiểm toán
…1.2.2. Ví dụ về xác nhận thông tin từ bên ngoài qua các chuẩn mực kiểm toán khác
Các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam khác cũng thừa nhận rằng thông tin xác nhận từ bên ngoài là một nguồn bằng chứng kiểm toán quan trọng, ví dụ:…
(ii) Ví dụ qua đoạn 07(b) Chuẩn mực kiểm toán số 330
Đoạn 07(b) Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330 (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) quy định mức độ rủi ro được kiểm toán viên đánh giá càng cao thì càng phải thu thập bằng chứng kiểm toán thuyết phục hơn. Để làm được điều này, kiểm toán viên có thể phải tăng số lượng bằng chứng hoặc thu thập bằng chứng thích hợp và đáng tin cậy hơn, hoặc cả hai. Ví dụ, kiểm toán viên có thể chú trọng hơn vào việc thu thập bằng chứng trực tiếp từ bên thứ ba hoặc thu thập bằng chứng chứng thực từ một số nguồn độc lập. Theo đoạn A53 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330 (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), các thủ tục xác nhận từ bên ngoài có thể giúp kiểm toán viên thu thập được bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao cần thiết để xử lý rủi ro đáng kể có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.
(iii) Ví dụ qua đoạn A37 Chuẩn mực kiểm toán số 240
Theo đoạn A37 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), kiểm toán viên có thể thiết kế các yêu cầu xác nhận để thu thập thêm thông tin chứng thực như là một biện pháp để xử lý các rủi ro có sai sót trọng yếu đã đánh giá do gian lận ở cấp độ cơ sở dẫn liệu.
(iv) Ví dụ qua đoạn A8 - A9 Chuẩn mực kiểm toán số 500
Theo đoạn A8 - A9 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), các tài liệu, thông tin chứng thực thu thập được từ nguồn độc lập với đơn vị được kiểm toán, như thông tin xác nhận từ bên ngoài, có thể làm tăng mức độ đảm bảo mà kiểm toán viên đạt được từ bằng chứng trong các tài liệu, sổ kế toán hoặc giải trình của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán.
1.2.3. Trách nhiệm của Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong quá trình thu thập thông tin xác nhận từ bên ngoài
Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán số 505 trong quá trình thu thập thông tin xác nhận từ bên ngoài.Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) và các bên sử dụng kết quả kiểm toán phải có những hiểu biết cần thiết về các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán số 505 để phối hợp công việc với kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán giải quyết các mối quan hệ trong quá trình thu thập thông tin xác nhận từ bên ngoài.
1.3. Mục tiêu
Mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi sử dụng các thủ tục xác nhận từ bên ngoài là thiết kế và thực hiện các thủ tục nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp.1.4. Giải thích thuật ngữ
Trong các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:- Thông tin xác nhận từ bên ngoài: Là bằng chứng kiểm toán thu thập được dưới dạng phản hồi bằng văn bản trực tiếp từ bên thứ ba (bên xác nhận) cho kiểm toán viên, có thể là trên giấy tờ, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác.
- Thư xác nhận dạng khẳng định (positive confirmation request): Là đề nghị bên xác nhận phúc đáp trực tiếp cho kiểm toán viên nêu rõ bên xác nhận đồng ý hoặc không đồng ý với thông tin cần xác nhận, hoặc cung cấp thông tin yêu cầu xác nhận.
- Thư xác nhận dạng phủ định (negative confirmation request): Là đề nghị bên xác nhận phúc đáp trực tiếp cho kiểm toán viên chỉ khi bên xác nhận không đồng ý với thông tin được nêu trong thư xác nhận.
- Không phản hồi: Là bên xác nhận không phúc đáp hoặc không phúc đáp đầy đủ cho thư xác nhận dạng khẳng định, hoặc thư xác nhận bị trả lại;
- Ngoại lệ: Là phản hồi cho thấy sự khác nhau giữa thông tin cần xác nhận, hoặc thông tin trong sổ kế toán của đơn vị và thông tin do bên xác nhận cung cấp.
Còn nữa...
Nguồn: Thư viện pháp luật