Luật sư là chuyên ngành đòi hỏi có một khối lượng kiến thức lớn và vững, bên cạnh đó cũng cần có nhiều kỹ năng nghiệp vụ đặc thù. Chính vì thế, để có thể hành nghề luật sư, ngoài tấm bằng cử nhân luật, ứng viên còn cần phải tự trang bị cho mình chứng chỉ ngành luật.
1. Chứng chỉ ngành luật là gì?
- Chứng chỉ ngành luật, hay còn được gọi là Chứng chỉ hàng nghề luật sư (Lawyer Practicing Certificate) là một văn bằng do Bộ tư pháp và Tổ chức luật sư của mỗi quốc gia cấp cho một cá nhân, với điều kiện là cá nhân đó phải học và vượt qua vòng thi sát hạch tại Học viện tư pháp.
2. Tại sao cần có chứng chỉ hành nghề Luật sư
- Chứng chỉ hành nghề luật sư thể hiện năng lực thực hành của mỗi cá nhân sở hữu chứng chỉ, bởi lẽ đa phần khi học cử nhân luật tại trường đại học, chúng ta thường chỉ được trau dồi nhiều về kiến thức luật pháp, các quy trình về mặt lý thuyết. Trong khi đó, với tư cách một luật sư đại diện cho thân chủ sẽ phải trực tiếp tranh luận, tố tụng, linh hoạt xử lý tình huống ngay tại phiên tòa để bảo vệ được quyền lợi hợp pháp cho thân chủ của họ.
- Quá trình để đạt được chứng chỉ hành nghề Luật đòi hỏi người học cần nhiều sự nỗ lực và kiên trì, đây cũng được xem là hình thức thử thách nhằm kiếm chứng tinh thần kiên định của nhân lực ngành luật.
3. Đối tượng nào được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư?
Theo quy định tại điều 17 Luật luật sư hiện hành, người được cấp chứng chỉ hành nghề luật phải thuộc một trong hai nhóm sau3.1. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị
- Nhóm đối tượng này thường là những cử nhân luật, sau đó theo học khóa cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Họ chưa từng công tác với tư cách là luật sư bao giờ, vì vậy, bắt buộc họ phải trải qua 01 năm tập sự hành nghề luật thì mới đủ tiêu chuẩn phê duyệt cấp bằng.
3.2. Người được miễn tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị
- Nhóm đối tượng này thường là những người đã công tác ở vị trí luật sư thực tập hoặc trợ thủ cho luật sư chính thức, sau đó họ mới quyết định học bổ sung chứng chỉ hành nghề luật sư. Như vậy, kinh nghiệm hành nghề luật sư họ đã có nên không cần trải qua giai đoạn tập sự nữa.
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
4. Chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn bao lâu?
- Căn cứ Khoản 8 Điều 1 Luật luật sư sửa đổi 2012, chứng chỉ hành nghề luật sư sẽ được cấp cho người đáp ứng đủ những điều kiện hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật. Đây là một trong những điều kiện để hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật.
- Như vậy, hiện nay, chưa có bất kỳ một điều luật nào quy định về thời hạn của chứng chỉ hành nghề luật sư. Tuy nhiên, chứng chỉ sẽ bị thu hồi nếu người được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư thuộc một số trường hợp dưới đây (quy định tại Khoản 8 Điều 1 Luật luật sư sửa đổi 2012)
- Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư nhưng không còn đáp ứng đủ những điều kiện, tiêu chuẩn luật sư theo quy định của pháp luật.
- Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư nhưng lại được tuyển dụng, bổ nhiệm làm: cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
- Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư nhưng không còn thường trú tại Việt Nam.
- Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư nhưng người được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư không gia nhập một Đoàn luật sư nào.
- Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày gia nhập đoàn luật sư, người đã được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư không thành lập, tham gia thành lập/ không làm việc theo HĐLĐ cho một tổ chức hành nghề luật sư/đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư có nguyện vọng thôi hành nghề luật sư.
- Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.
- Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn.
- Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định của pháp luật.
- Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật.
- Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư bị mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Nguồn:1. https://codon.vn/bgd/chung-chi-hanh-nghe-luat-su-co-thoi-han-bao-lau2. https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/chung-chi-hanh-nghe-luat-su-co-phai-la-the-luat-su-hay-khong-nhung-nguoi-nao-khong-duoc-cap-chung-c-884727-81910.html3. https://thuvienphapluat.vn/lao-dong-tien-luong/chung-chi-hanh-nghe-luat-su-do-ai-cap-13021.html