Cách nhận diện một doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn hoặc đang đi chiếm dụng

2024/07/01

TintứcTàichính

Việc phân tích doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn hay bị chiếm dụng sẽ giúp những nhà quản lý, chủ doanh nghiệp nắm bắt được thực trạng doanh nghiệp của mình là nguồn vốn hiện tại có đẩm bảo cho hoạt động kinh doanh hay không? Có bị vấn đề gì không? Doanh nghiệp có đang tận dụng hết số vốn hiện có? Hay do nhu cầu tài sản kinh doanh vượt quá số vốn hiện có mà phải đi chiếm dụng.

2 chỉ tiêu để tính tổng thể mức độ đi chiếm dụng và bị chiếm dụng

a. Tài sản thanh toán

Bản chất tài sản thanh toán là những khoản phải thu, tức là các khoản doanh nghiệp đang bị chiếm dụng mà không được hưởng lãi.

Nhìn vào bảng cân đối kế toán, ta sẽ nhặt được những chỉ tiêu liên quan đến Tài sản thanh toán bao gồm:

  • Các khoản phải thu khách hàng (phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn, phải thu khác)
  • Thuế Giá trị gia tăng được khấu trừ (bản chất nó là một khoản phải thu)
  • Thuế và các khoản phải thu nhà nước
  • Khoản phải thu do giao dịch mua bán lại trái phiếu
  • Tài sản thuế TNDN hoãn lại
  • Các khoản phải thu dài hạn khác
  • Tài sản kinh doanh khác

b. Nguồn vốn

Trong nguồn vốn sẽ bao gồm vốn vay, vốn chủ sở hữunguồn vốn thanh toán

Vốn vay là những khoản doanh nghiệp mất chi phí vốn đi vay, như vay ngân hàng, vay các nhân phỉa trả tiền...

Nguồn vốn thanh toán là những khoản doanh nghiệp đi chiếm dụng và không bị tính lãi như: Phải trả người bán ngắn hạn, phải trả dài hạn khác...

Vậy làm thế nào để chúng ta có thể tính tổng thể doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn hay bị chiếm dụng, hãy cùng sang phần tiếp theo để biết về công thức tính.

Công thức tính tổng thể doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn hay bị chiếm dụng

Công thức tổng:

Khả năng doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn hay đi chiếm dụng = Tài sản thanh toán - Nguồn vốn thanh toán

Ý nghĩa của công thức: 

  • Nếu kết quả dương, doanh nghiệp không sử dụng hết số vốn hiện có ➡ Doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn
  • Nếu kết quả âm, nhu cầu tài sản kinh doanh vượt quá số vốn hiện có ➡ Doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn

Công thức 1: 

Để tính Tài sản thanh toán trên bảng cân đối kế toán, chúng ta sẽ cộng tổng các khoản phải thu ngắn hạn, dài hạn, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, thuế và các khoản phải thu nhà nước

Công thức 2:

Nguồn vốn thanh toán = Tổng nguồn vốn - Vốn vay - Vốn chủ sở hữu  

Nguồn: https://taca.edu.vn/cach-nhan-dien-mot-doanh-nghiep-bi-chiem-dung-von-hoac-dang-di-chiem-dung/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ