Hoạt động đầu tư ra nước ngoài (Phần 2)

2024/07/30

LuậtDoanhnghiệp Luậtđầutư


Trong phần 1, Công ty Kế Toán AGS đã cùng bạn tìm hiểu về một số thông tin cơ bản liên quan đến đầu tư ra nước ngoài, trong phần 2 này, hãy tiếp tục cùng chúng tôi làm rõ một số thông tin quan trọng như: hình thức đầu tư, thủ tục đầu tư ra nước ngoài nhé.

1. Các hình thức đầu tư ra nước ngoài

Theo khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 2020 quy định các nhà đầu tư muốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo những hình thức sau đây:
  1. Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  2. Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
  3. Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
  4. Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
  5. Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

2. Thủ tục đầu tư ra nước ngoài

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầu tư ra nước ngoài
Để chuẩn bị cho thủ tục đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần tiến hành chuẩn bị các hồ sơ bao gồm:
    • Tên dự án hoặc tên công ty tại nước ngoài;
    • Địa điểm thực hiện dự án ở nước ngoài;
    • Ngành nghề kinh doanh ở nước ngoài;
    • Các thông tin về đối tác tại nước ngoài;
    • Thông tin chính xác về vốn đầu tư ra nước ngoài.
  • Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài
Hồ sơ để xin cấp giấy đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
    • Văn bản đăng ký Đầu tư nước ngoài
    • Giấy tờ pháp lý:
      • Đối với cá nhân là nhà đầu tư: Bảo sao CMND/ CCCD/ hộ chiếu.
      • Đối với tổ chức là nhà đầu tư: Bản sao chứng nhận ĐKKD; Giấy chứng nhận đầu tư (nếu có)
    • Văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư hoặc cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ
    • Tài liệu chứng minh nhà đầu tư có năng lực tài chính: Xác minh số dư tài khoản ngân hàng, báo cáo tài chính 2 năm gần nhất.
    • Văn bản xác nhận nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư từ cơ quan thuế.
    • Quyết định đầu tư ra nước ngoài.
    • Giấy chứng nhận ĐKKD tại nước ngoài (nếu có).
    • Để thực hiện đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực như ngân hàng, khoa học và công nghệ, chứng khoán, bảo hiểm,… nhà đầu tư cần phải nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều này đảm bảo rằng dự án đáp ứng được các điều kiện đầu tư theo quy định trong các Luật về các tổ chức tín dụng, chứng khoán, khoa học và công nghệ, và kinh doanh bảo hiểm.
    • Văn bản ủy quyền (nếu thực hiện thủ tục thông qua việc sử dụng dịch vụ pháp lý như từ Công ty Kế Toán AGS)
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  • Bước 3: Đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận và Giấy phép kinh doanh tại nước ngoài thì nhà đầu tư cần thực hiện việc đăng ký giao dịch ngoại hối tại Ngân hàng Nhà nước. Việc đăng ký này bao gồm thông tin về nhà đầu tư, tài khoản vốn đầu tư tại tổ chức tín dụng được ủy quyền, số vốn đầu tư để thực hiện hoạt động đầu tư tại nước ngoài và tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng tiền tệ.
    • Hồ sơ đăng ký ngoại hối giao dịch đầu tư nước ngoài bao gồm:
      • Đơn đăng ký giao dịch ngoại hối;
      • Bản sao tiếng nước ngoài của văn bản chấp thuận hoặc Giấy phép kinh doanh hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư, cùng với bản dịch tiếng Việt;
      • Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài;
      • Bản chính văn bản xác nhận được phép về việc mở tài khoản vốn đầu tư của nhà đầu tư từ tổ chức tín dụng, bao gồm thông tin về số tài khoản và loại ngoại tệ;
      • Bản chính văn bản xác nhận được phép về số tiền nhà đầu tư đã chuyển ra nước ngoài của tổ chức tín dụng trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
Nếu trường hợp chuyển vốn đầu tư nước ngoài bằng đồng Việt Nam thì cần văn bản giải trình nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam.
  • Bước 4: Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
Sau khi hoàn thành đăng ký giao dịch ngoại hối thì nhà đầu tư sẽ tiến hành chuyển tiền vốn đầu tư nước ngoài theo tiến độ dự án đã được đăng ký trước đó. Nếu có bất kỳ thay đổi nào về tiến độ chuyển vốn đầu tư, nhà đầu tư phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền để được xem xét và cập nhật thông tin.
  • Bước 5: Thực hiện chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài
Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư sẽ đăng ký tài khoản truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đầu tư, nhằm tuân thủ quy định về báo cáo định kỳ.
Nguồn: https://apolatlegal.com/vi/blog/dau-tu-ra-nuoc-ngoai/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ