I. Căn cứ pháp lý
II. Thuế Thu nhập cá nhân là gì?
- Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) là khoản thuế trực thu, nghĩa là khoản tiền mà người nộp thuế (NNT) phải nộp được trích từ thu nhập từ tiền lương, tiền công hoặc các nguồn thu nhập khác như: đầu tư vốn, thu nhập chuyển nhượng vốn, trúng thưởng, bản quyền, nhượng quyền thương mại.
III. Khấu trừ thuế TNCN là gì?Chứng từ khấu trừ thuế TNCN là gì?
- Theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định: “Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế TNCN phải nộp vào thu nhập của người lao động trước khi chi trả thu nhập”.
- Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (CTKTT) là một loại chứng từ, giấy tờ được lập theo mẫu đã đăng ký theo quy định, do tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập cấp cho cá nhân bị khấu trừ thuế TNCN. Trường hợp cá nhân có ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho doanh nghiệp thì không cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN.
IV. Chứng từ khấu trừ thuế TNCN dùng để làm gì?
- Việc sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN phục vụ cho rất nhiều mục đích khác nhau, thông thường bao gồm:Làm chứng từ chứng minh trong hồ sơ quyết toán thuế TNCN đối với trường hợp cá nhân trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế;
- Thể hiện được các khoản thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ của người lao động. Từ đó cá nhân sẽ xác định được mình có phải đóng thêm thuế thu nhập cá nhân hay không.
V. Quy định về chứng từ khấu trừ thuế TNCN?
1. Có bắt buộc cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN không ?
Theo Điểm a Khoản 2 Điều 25 Thông tư 111/2023/TT-BTC quy định tổ chức đã
khấu trừ thuế thì bắt buộc phải cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN theo yêu cầu
của cá nhân bị khấu trừ. Trừ trường hợp người lao động đã ủy quyền cho doanh
nghiệp, công ty quyết toán thuế thì doanh nghiệp, công ty không cấp chứng từ
khấu trừ thuế TNCN cho người lao động đó nữa.
2. Khi nào phải cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN ?
- Theo Điểm b Khoản 2 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định một số trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp phải cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho người lao động bao gồm:
Trường hợp 1: Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc ký HĐLĐ
dưới 3 tháng: Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập phải cấp chứng từ khấu trừ
cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một CTKTT cho nhiều lần khấu trừ thuế
trong một kỳ tính thuế khi người lao động yêu cầu.
Ví dụ:
Chị M ký hợp đồng dịch vụ với công ty ABC từ tháng 10/2023 đến tháng
3/2024: Mỗi tháng chị M được ABC thanh toán với số tiền là 4.000.000 đồng;
Số tiền thuế TNCN = 4.000.000 x 10% = 400.000 đồng/tháng.
Như vậy, chị M có thể yêu cầu ABC cấp chứng từ theo từng tháng hoặc theo
từng kỳ tính thuế gồm: 1 chứng từ khấu trừ cho thu nhập và số thuế khấu
trừ từ tháng 10/2023 đến tháng 12/2023;1 chứng từ khấu trừ cho kỳ thuế từ
tháng 1/2024 đến tháng 3/2024.
Trường hợp 2: Đối với cá nhân ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên: Tổ chức, cá nhân
trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một CTKTT trong một kỳ tính thuế.
Ví dụ:
Nhân viên A làm việc tại công ty ABC có hợp đồng lao động thời hạn 1 năm
(từ tháng 3/2023 đến hết tháng 2/2024). Vào thời điểm quyết toán thuế cho
năm 2023, nhân viên A xét thuộc đối tượng phải quyết toán thuế trực tiếp
với cơ quan thuế và yêu cầu công ty cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN. Trong
trường hợp này ABC sẽ cấp cho nhân viên A 2 chứng từ gồm:1 chứng từ phản
ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 3/2023 đến hết tháng 12/2023; 1 chứng từ
cho thời gian từ tháng 1/2024 đến hết tháng 2/2024.
3. Thời điểm lập chứng từ khấu trừ thuế TNCN
- Theo Điều 31 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định thời điểm lập chứng từ khấu trừ thuế TNCN là tại thời điểm tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế TNCN của người lao động. Tuy nhiên trên thực tế doanh nghiệp thường cấp chứng từ thuế TNCN cho người lao động sau khi kết thúc năm tài chính hoặc khi người lao động có yêu cầu.
4. Những nội dung chính của chứng từ khấu trừ thuế TNCN
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, chứng từ khấu trừ thuế TNCN cần phải có các nội dung sau:Tên chứng từ, mẫu số, ký hiệu, số thứ tự chứng từ khấu trừ thuế TNCN;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của doanh nghiệp trả thu nhập;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế cá nhân của NNT (nếu NNT có mã số thuế);
- Các thông tin về CCCD/CMND/hộ chiếu, quốc tịch, cá nhân cư trú/không cư trú;
- Khoản thu nhập, khoản đóng BHXH bắt buộc, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ, số thu nhập còn được nhận;
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ khấu trừ thuế;
- Họ tên, chữ ký của tổ chức, cá nhân trả thu nhập, trường hợp sử dụng CTKTT điện tử thì chữ ký trên chứng từ điện tử là chữ ký số.
VI. Hướng dẫn lập chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử
- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể thực hiện theo hướng dẫn lập chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử dưới đây của AGS:
- Bước 1: Truy cập vào phần mềm chứng từ khấu trừ thuế TNCN, chọn lập chứng từ mới;
- Bước 2: Điền các thông tin của chứng từ
- B2.1 Tại phần “THÔNG TIN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN TRẢ THU NHẬP”
- [01] Tên tổ chức trả thu nhập (bắt buộc): Điền thông tin tên công ty trả thu nhập;
- [02] Mã số thuế (bắt buộc): Điền thông tin mã số thuế công ty;
- [03] Địa chỉ (bắt buộc): Điền thông tin địa chỉ công ty;
- [04] Điện thoại (không bắt buộc): Điền số điện thoại liên hệ.
- B2.2 Tại phần “THÔNG TIN NGƯỜI NỘP THUẾ”
- [05] Họ và tên (bắt buộc): Điền tên ghi trên tờ đăng ký mã số thuế hoặc CMND/CCCD;
- [06] Mã số thuế: Ghi đầy đủ mã số thuế của NNT;
- [07] Quốc tịch (bắt buộc): Ghi thông tin quốc tịch của cá nhân;
- [08, 09] Cá nhân cư trú: Tích chọn "Có" với trường hợp là cá nhân cư trú, tích chọn "Không" với trường hợp không phải cá nhân cư trú;
- [10] Địa chỉ hoặc số điện thoại: Ghi theo địa chỉ thường trú hoặc số điện thoại liên hệ của cá nhân;
- Trường hợp NNT không có mã số thuế, điền các thông tin sau đây:
- [11] Số CMND/CCCD/hộ chiếu: Số CMND/CCCD trong trường hợp mang quốc tịch Việt Nam. Số hộ chiếu trong trường hợp cá nhân không mang quốc tịch Việt Nam;
- [11] Nơi cấp: Tỉnh/Thành phố đối với số CMND/CCCD, quốc gia đối với hộ chiếu;
- [12] Ngày cấp: Ghi ngày được cấp trên CMND/CCCD hoặc hộ chiếu.
- B2.3 Tại phần “THÔNG TIN THUẾ TNCN KHẤU TRỪ”
- [14] Khoản thu nhập: Loại thu nhập cá nhân nhận được như thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ đầu tư vốn…;
- [14a] Khoản đóng bảo hiểm bắt buộc: Số tiền đóng BHXH bắt buộc của cá nhân trong thời gian làm việc ở công ty của kỳ tính thuế;
- [15] Thời điểm trả thu nhập: Tháng/năm (bắt buộc): Là khoảng thời gian chi trả thu nhập cho cá nhân trong kỳ tính thuế;
- [16] Tổng thu nhập chịu thuế phải khấu trừ: Là tổng thu nhập đơn vị trả cho cá nhân trừ các thu nhập miễn thuế;
- Tổng thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn thuế
- [17] Tổng thu nhập tính thuế: Là tổng thu nhập tính thuế của cá nhân sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ như giảm trừ gia cảnh, giảm trừ phụ thuộc;
- [18] Số thuế TNCN đã khấu trừ: Số tiền thuế mà đơn vị đã khấu trừ của NNT;
- [19] Số thu nhập còn được nhận: Ghi số TNCN còn được nhận sau khi trừ số thuế TNCN đã khấu trừ.
- Số thu nhập còn được nhận = Tổng thu nhập chịu thuế phải khấu trừ - Số thuế TNCN đã khấu trừ
- Bước 3: Nhấn lưu, kiểm tra đối chiếu lại các thông tin trên chứng từ. Sau đó xuất chứng từ khấu trừ thuế TNCN và ký phát hành chứng từ.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
https://ketoananpha.vn/quy-dinh-ve-chung-tu-khau-tru-thue-tncn.html