I. Thuế là gì?
Theo từ điển bách khoa toàn thư, Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc
một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân)
phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác
nhau. Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp
thuế, sẽ bị pháp luật trừng phạt. Thuế bao gồm thuế trực tiếp hoặc gián tiếp
và có thể được trả bằng tiền hoặc tương đương với giá trị lao động của nó. Lần
đánh thuế đầu tiên được biết đến diễn ra ở Ai Cập cổ đại vào khoảng năm
3000-2900 TCN.
Hầu hết các quốc gia đều có một hệ thống thuế để trả cho các nhu cầu quốc gia,
chung hoặc thỏa thuận và các chức năng của chính phủ. Một số đánh thuế tỷ lệ
phần trăm cố định đối với thu nhập hàng năm của cá nhân, nhưng hầu hết các
loại thuế dựa trên số tiền thu nhập hàng năm. Hầu hết các quốc gia đều đánh
thuế thu nhập cá nhân cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp. Các quốc gia hoặc
tiểu đơn vị cũng thường áp thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế bất động sản, thuế
quà tặng, thuế bán hàng, thuế lương hoặc thuế quan.
Theo nghĩa về kinh tế, thuế chuyển sự giàu có từ các hộ gia đình hoặc doanh
nghiệp cho chính phủ. Điều này có tác dụng vừa có thể làm tăng và giảm tăng
trưởng kinh tế và phúc lợi kinh tế. Do đó, thuế là một chủ đề gây tranh luận
cao.
=> Các khoản thu thuế được tập trung vào Ngân sách nhà nước là những khoản
thu nhập của nhà nước được hình thành trong quá trình nhà nước tham gia phân
phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Thuế có những đặc điểm sau:
- Thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
- Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất,...).
- Thuế được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu.
II. Vai trò của thuế
Thuế có những vai trò sau:
- Thứ nhất, thuế là nguồn thu của ngân sách nhà nước
- Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân.Tất cả các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước đều được đáp ứng qua các nguồn thu từ thuế, phí và các hình thức thu khác như: vay mượn, viện trợ nước ngoài, bán tài nguyên quốc gia, thu khác.... Song thực tế các hình thức thu ngoài thuế đó có rất nhiều hạn chế, bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện. Do đó thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất vì khoản thu này mang tính chất ổn định và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng. Ở Việt Nam, Thuế thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước từ năm 1990. Điều này được thể hiện qua tỷ trọng số thuế trong tổng thu ngân sách.
- Thứ hai, thuế là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô
- Chính sách thuế được đặt ra không chỉ nhằm mang lại số thu đơn thuần cho ngân sách mà yêu cầu cao hơn là qua thu góp phần thực hiện chức năng việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.
III. Khái quát biểu thuế
- Biểu thuế là bảng tập hợp các loại thuế suất do Nhà nước quy định để tính thuế cho các đối tượng chịu thuế (hàng hoá, dịch vụ, thu nhập, tài sản...).
- Thuế suất được quy định trong biểu thuế dưới hai hình thức: thuế suất tỉ lệ và thuế suất cố định.
- Thuế suất tỉ lệ là hình thức thuế suất mà mức thuế được xác định theo tỈ lệ phần trăm giá trị hoặc theo số tuyệt đối trên đơn vị đo lường hiện vật của đối tượng chịu thuế; ví dụ: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28% thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
- Thuế suất cố định là hình thức thuế suất mà mức thuế phải thu được xác định bằng số tuyệt đối theo các bậc của đối tượng tính thuế.
- Biểu thuế gồm biểu thuế cố định, biểu thuế với thuế suất tỉ lệ đều và biểu thuế luỹ tiến từng phần hoặc toàn bộ, biểu thuế luỹ tiến thoái.
- Biểu thuế thông thường gồm các bậc thuế suất khác nhau nhưng thuế suất áp dụng không thay đổi theo sự tăng lên hay giảm xuống của đối tượng tính thuế.
- Biểu thuế lũy tiến bao gồm các bậc thuế suất khác nhau nhưng thuế suất áp dụng tăng lên theo sự tăng lên của đối tượng tính thuế. Biểu thuế lũy tiến có hai loại: biểu thuế lũy tiến toàn phần và biểu thuế lũy tiến từng phần. Biểu thuế lũy tiến toàn phần bao gồm các thuế suất nhưng thuế suất áp dụng thay đổi theo mức cao hơn đối với toàn bộ đối tượng tính thuế nếu đối tượng tính thuế thuộc bậc quy định. Biểu thuế lũy tiến từng phần bao gồm các thuế suất nhưng thuế suất áp dụng thay đổi theo mức cao hơn đối với từng phần của đối tượng tính thuế nếu đối tượng tính thuế thuộc bậc quy định.
IV. Phân biệt đối tượng không chịu thuế và không phải kê khai, tính nộp thuế
Giống nhau:
- Đều không có thuế giá trị gia tăng đầu ra
- Trên hóa đơn, dòng thuế suất và tiền thuế đều không ghi và gạch bỏ
- Người mua đều không có thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Khác nhau:
- Đối tượng không chịu thuế: Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa,dịch vụ không chịu thuế không được khấu trừ (trừ các trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 7 Điều 14/2019/2013). Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế được tính vào chi phí hợp lý được trừ của doanh nghiệp.
- Đối tượng không phải kê khai tính nộp thuế: Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế được khấu trừ toàn bộ (Căn cứ khoản 11 Điều 14 Thông tư 219/ 2013/ TT- BTC).
(*) Điều kiện để khấu trừ, hoàn thuế trong trường hợp xuất khẩu tại chỗ
Ngoại trừ các điều kiện hoàn thuế theo quy định tại thông tư 25/2018/TT-BTC về
số tiền thuế GTGT đầu vào tối thiểu,... thì cần thêm các điều kiện sau:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng gia công có chỉ định giao hàng tại Việt Nam;
- Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu - nhập khẩu tại chỗ đã làm xong thủ tục hải quan;
- Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu ghi rõ tên người mua phía nước ngoài, tên doanh nghiệp nhận hàng và địa điểm giao hàng tại Việt Nam;
- Hàng hóa bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng tại Việt Nam phải thanh toán qua ngân hàng bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 16 Thông tư 219/2013/TT-BTC. Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ được phía nước ngoài ủy quyền thanh toán cho người xuất khẩu tại chỗ thì đồng tiền thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
- Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với quy định tại giấy phép đầu tư.
V. Chi nhánh cùng tỉnh có được kê khai thuế GTGT riêng không ?
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 11 thông tư 156/2013/TT-BTC thì Người nộp
thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương cùng nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế
thực hiện khai thuế giá trị gia tăng chung cho cả đơn vị trực thuộc. Nếu đơn
vị trực thuộc có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng
hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu
kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, nếu chi nhánh cùng tỉnh có con dấu, tài
khoản tiền gửi riêng, trực tiếp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và sử dụng hóa
đơn riêng thì được đăng ký kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng riêng không phân
biệt hình thứ hạch toán là phụ thuộc hay độc lập.
VI. Có phải kê khai thuế giá trị gia tăng của doanh thu bán đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng không?
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 1 Thông tư 119/2014/ Tt- BTC sửa đổi, bổ sung khoản
8 Điều 11 thông tư 219/2013/TT- BTC thì Người nộp thuế là đại lý bán hàng hóa,
dịch vụ hoặc là đại lý thu mua hàng hóa theo hình thức bán, mua đúng giá hưởng
hoa hồng không phải khai thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ bán
đại lý; hàng hóa thu mua đại lý nhưng phải khai thuế giá trị gia tăng đối với
doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng.
Tức là, Người nộp thuế làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng cho 1 đơn vị
khác sẽ không phải kê khai thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ bán
đại lý. Tuy nhiên sẽ phải kê khai thuế giá trị gia tăng đối với doanh thu hoa
hồng được hưởng.
Điểm đ ,e khoản 7 Điều 5 thông tư 219/2013/TT-BTC cũng quy định về các trường
hợp không phải kê khai tính nộp thuế bao gồm cả 2 trường hợp sau:
- Doanh thu hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại lý và doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt động đại lý bán đúng giá quy định của bên giao đại lý hưởng hoa hồng của dịch vụ: bưu chính, viễn thông, bán vé xổ số, vé máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu thủy; đại lý vận tải quốc tế; đại lý của các dịch vụ ngành hàng không, hàng hải mà được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; đại lý bán bảo hiểm.
- Doanh thu hàng hóa, dịch vụ và doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng từ hoạt động đại lý bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT.
Nếu như người nộp thuế làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng của các dịch vụ
bưu chính, viễn thông, bán vé xổ số, vé máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, đại
lý vận tải quốc tế đại lý của các dịch vụ hàng không ,hàng hải mà áp thuế suất
GTGT 0%, đại lý bảo hiểm thì doanh thu hàng hóa, dịch vụ đại lý và doanh thu
hoa hồng được hưởng sẽ thuộc đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Nguồn:https://luatminhkhue.vn/phan-biet-doi-tuong-khong-chiu-thue-va-khong-phai-ke-khai-tinh-nop-thue.aspx