I. Tổng Kiểm toán nhà nước có nhiệm kỳ bao nhiêu năm và có được bầu lại hay không?
Căn cứ tại Điều 118
Hiến pháp 2013
có quy định như sau:
Điều 118.
1. Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và
chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính,
tài sản công.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, do Quốc hội
bầu. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước do luật định.
Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo
công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm
và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm toán nhà nước do luật định.
Ngoài ra, theo Điều 12
Luật Kiểm toán Nhà nước 2015
quy định về Tổng Kiểm toán nhà nước như sau:
Điều 12. Tổng Kiểm toán nhà nước
1. Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, chịu trách
nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của
Kiểm toán nhà nước.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề
nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Tổng Kiểm toán nhà nước có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên
tục.
Thông qua các quy định trên, Tổng
Kiểm toán nhà nước
Việt Nam là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước do Quốc hội bầu có nhiệm kỳ 05
năm. Theo đó, Tổng Kiểm toán nhà nước có thể được bầu lại nhưng không quá 02
nhiệm kỳ liên tục.
Mặt khác, Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm
toán, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp,
chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
II. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước do ai bổ nhiệm?
Theo quy định Điều 15
Luật Kiểm toán Nhà nước 2015
về Phó Tổng Kiểm toán nhà nước như sau:
Điều 15. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước
1. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ
theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm trước Tổng
Kiểm toán nhà nước về nhiệm vụ được phân công. Khi Tổng Kiểm toán nhà nước
vắng mặt, một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy
nhiệm thay mặt Tổng Kiểm toán nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo công tác của Kiểm
toán nhà nước.
2. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị Ủy ban
thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
3. Thời hạn bổ nhiệm của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm.
Như vậy, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước do Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm
theo đề nghị của Tổng Kiểm toán nhà nước. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước có vai
trò giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng
Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về nhiệm
vụ được phân công
III. Hội đồng Kiểm toán nhà nước do ai thành lập?
Căn cứ tại Điều 18
Luật Kiểm toán Nhà nước 2015
quy định về thành lập và giải thể Hội đồng Kiểm toán nhà nước như sau:
Điều 18. Thành lập và giải thể Hội đồng Kiểm toán nhà nước
1. Hội đồng Kiểm toán nhà nước được thành lập khi cần thiết để tư vấn cho Tổng
Kiểm toán nhà nước thẩm định các báo cáo kiểm toán quan trọng; giúp Tổng Kiểm
toán nhà nước thực hiện tái thẩm định các báo cáo kiểm toán theo kiến nghị của
đơn vị được kiểm toán, giải quyết khiếu nại về báo cáo kiểm toán.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thành lập Hội đồng Kiểm toán nhà nước,
quyết định thành viên và quy chế làm việc của Hội đồng. Hội đồng Kiểm toán nhà
nước do một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước làm Chủ tịch. Căn cứ từng trường hợp
cụ thể, Tổng Kiểm toán nhà nước được mời các chuyên gia không thuộc Kiểm toán
nhà nước tham gia Hội đồng.
3. Hội đồng Kiểm toán nhà nước tự giải thể khi kết thúc nhiệm vụ.
Theo đó, Hội đồng Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định
thành lập. Việc thành lập Hội đồng Kiểm toán nhà nước được thực hiện khi cần
thiết với vai trò tư vấn cho Tổng Kiểm toán nhà nước thẩm định các báo cáo
kiểm toán quan trọng; tái thẩm định các báo cáo kiểm toán theo kiến nghị của
đơn vị được kiểm toán và giải quyết khiếu nại về báo cáo kiểm toán.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/