Tỷ giá giao dịch thực tế ghi nhận doanh thu xuất khẩu là tỷ giá nào?

2024/08/27

DịchVụKếToán-Kiểmtoán


Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong môi trường kinh doanh quốc tế, việc ghi nhận doanh thu xuất khẩu đòi hỏi sự chính xác cao để phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp. Một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình này là tỷ giá được sử dụng để quy đổi doanh thu từ ngoại tệ về đồng tiền nội tệ. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi xác định tỷ giá giao dịch thực tế để ghi nhận doanh thu xuất khẩu, bởi sự thay đổi liên tục của tỷ giá hối đoái và các quy định kế toán có thể tạo ra sự không chắc chắn. Vậy, tỷ giá nào là phù hợp để ghi nhận doanh thu xuất khẩu một cách chính xác? Trong bài viết này, công ty kế toán AGS sẽ chia sẻ về chủ đề “Tỷ giá giao dịch thực tế ghi nhận doanh thu xuất khẩu là tỷ giá nào?”. Chúng ta sẽ khám phá rõ hơn về các quy định và nguyên tắc kế toán liên quan, cùng với cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong báo cáo tài chính nhé.

1. Tỷ giá giao dịch thực tế ghi nhận doanh thu 

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Đồng tiền khai thuế, nộp thuế
  1. Đồng tiền khai thuế, nộp thuế là Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
  2. Người nộp thuế hạch toán kế toán bằng ngoại tệ theo quy định của luật kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch.
  3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đồng tiền nộp thuế là Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
  4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định đồng tiền khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi quy định tại khoản 1, khoản 3 và tỷ giá giao dịch thực tế quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, tỷ giá ghi nhận doanh thu xuất khẩu là tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch theo quy định của Luật kế toán.

2. Quy định áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế trong kế toán

Căn cứ Điều 69 Thông tư 200/2014/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 53/2016/TT-BTC quy định như sau:
Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
1.3. Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế:
a) Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:
Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;

Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thanh toán:
  • Doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế: …; 
  • Khi ghi nhận nợ phải thu là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời Điểm giao dịch; 
  • Khi ghi nhận nợ phải trả là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời Điểm giao dịch; 
  • Khi ghi nhận các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các Khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài Khoản phải trả) là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.
Ngoài tỷ giá giao dịch thực tế nêu trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình. Tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình được xác định hàng ngày hoặc hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại.
Việc sử dụng tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo không làm ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán.
1.5. Nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế toán
a) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm giao dịch phát sinh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với:
Các tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập khác. Riêng trường hợp bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ hoặc thu nhập có liên quan đến doanh thu nhận trước hoặc giao dịch nhận trước tiền của người mua thì doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền nhận trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước của người mua (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập).
Theo đó, tỷ giá ghi nhận doanh thu xuất khẩu là tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm giao dịch phát sinh.
Trường hợp có thanh toán trước nhập hàng sau thì tỷ giá ghi nhận doanh thu xuất khẩu là tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận thanh toán trước của người mua.
Như vậy, trong trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thì tỷ giá giao dịch thực tế trong trường hợp này được xác định như sau:
  • Khi ghi nhận nợ phải thu là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch.
  • Các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài khoản phải trả) là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.

3. Nguyên tắc quy đổi tỷ giá giao dịch thực tế ngoại tệ ra Đồng Việt Nam

Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ căn cứ Điều 11 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau:
Nguyên tắc kế toán tiền
  1. Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
  2. Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp.
  3. Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định của chế độ chứng từ kế toán.
  4. Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
    1. Bên Nợ các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế;
    2. Bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền.
  5. Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế.
Theo đó, khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi tỷ giá ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc theo quy định trên.

Công ty kế toán AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/ty-gia-giao-dich-thuc-te-ghi-nhan-doanh-thu-xuat-khau-la-ty-gia-nao-nguyen-tac-ap-dung-ty-gia-giao--97702-32705.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ