Lễ hội Bủng Kham

2025/01/06

ViệtNam-Disản

Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS sẽ giới thiệu đến các bạn một di sản văn hóa phi vật thể đó chính là lễ hội Bủng Kham, một trong những di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam được lưu truyền và bảo tồn qua nhiều thế hệ dân tộc, nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những giá trị cốt lõi và vẻ đẹp của di sản văn hóa của Việt Nam.


Lễ hội Bủng Kham có từ xa xưa và được tổ chức tại cánh đồng trước thôn Nà Phái, xã Đại Đồng. Lễ hội này nhằm tưởng nhớ các vị Thần Nông, Thần Thổ địa và các vị Thần Tiên (các nàng Tiên) đã bảo vệ cuộc sống thường ngày và sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Do vậy, hằng năm cứ đến ngày 12 tháng Giêng (âm lịch), Nhân dân xã Đại Đồng lại tưng bừng tổ chức Lễ hội Bủng Kham, quy tụ người dân ở 17 thôn về dự hội, dâng lên các vị thần linh những hương hoa, sản vật và tổ chức các trò chơi dân gian. Lễ hội chứa đựng khát vọng, mong muốn của Nhân dân cầu cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mùa màng bội thu…


Lễ hội được tổ chức thành 2 phần lễ và phần hội. Phần lễ và phần hội được diễn ra vào buổi sáng, do thầy mo và một số người cao niên có uy tín trong thôn thực hiện các bài khấn thần linh để xin mở hội. Sau nghi lễ này, thầy mo thực hiện nghi lễ xin phép các vị thần linh (Thần Nông, Thần Tiên và Thần Hoàng Trùng) cho dân làng mở hội lồng thồng.


Những Người có uy tín, đại diện cho các thôn trong trang phục quần áo truyền thống làm lễ bái cúng các vị thần thực lên các ban thờ, cùng cầu khấn cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, làng bản yên vui, nhà nhà hạnh phúc…


Người dân 24 thôn bản trong xã mang lễ vật dâng cúng các vị thần linh. Các mâm lễ được trang trí cẩn thận, gồm sản vật đặc trưng của địa phương, đặt thẳng hàng ngay ngắn tại nơi tế lễ theo từng cung bậc, gồm: một con gà trống thiến hoặc một thủ lợn đặt trên mâm xôi cùng bánh dày, bánh chưng, hoa quả, khẩu sli, khẩu xà, xôi, oản, rượu, vàng hương... Sau phần dâng lễ, đoàn sư tử của xã vào múa chào mừng khai mạc Lễ hội. Sau màn đánh trống khai hội, Ban Tổ chức lễ hội tiến hành chấm thi và tổ chức trao giải thưởng cho các thôn có mâm lễ đẹp nhất. Tiếp theo là nghi thức “lồng thồng” (xuống đồng), Ban Tổ chức lễ hội chuẩn bị một thửa ruộng ở gần nơi diễn ra lễ hội, ruộng đã được cày bừa sẵn và được cắm cờ hội xung quanh. Sau một hồi trống, chiêng nổi lên, đại diện Ban Tổ chức lễ hội và đại diện Nhân dân các thôn xuống ruộng và cùng cấy những cây lúa đầu tiên của vụ Xuân năm mới…



Phần hội diễn ra từ trưa với các trò chơi dân gian, truyền thống, các hoạt động văn nghệ - thể thao mang đậm nét dân tộc như: Trò chơi ô ăn quan, trò đánh đu, trò gieo lộc; thi đấu đẩy gậy, đánh yến, kéo co, tung còn, múa sư tử, thi ẩm thực; biểu diễn múa sư tử, các làn diệu hát then, sli, lượn…


Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tổng hợp


Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ