Lễ hội Cầu Ngư

2025/01/06

ViệtNam-Disản

Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS sẽ giới thiệu đến các bạn một di sản văn hóa phi vật thể đó chính là lễ hội Cầu Ngư tại Thanh Hóa, một trong những di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam được lưu truyền và bảo tồn qua nhiều thế hệ dân tộc, nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những giá trị cốt lõi và vẻ đẹp của di sản văn hóa của Việt Nam.

Hằng năm, đã thành thông lệ, từ ngày 22 - 24 tháng 2 âm lịch, người dân Ngư Lộc và du khách thập phương xa gần lại háo hức tham dự Lễ hội Cầu Ngư. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm, đồng thời, cũng là lễ hội lớn nhất và đặc trưng nhất của cả vùng ven biển xứ Thanh. Theo các cụ cao niên, Lễ hội Cầu ngư ở vùng Diêm Phố xưa và Ngư Lộc nay xuất hiện từ thời Lê. Trải qua nhiều thế kỷ, những nét văn hóa đặc sắc của Lễ hội vẫn được bảo tồn và phát huy giá trị. Năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Lễ hội Cầu ngư xã Ngư Lộc là Lễ hội di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.


Lễ hội Cầu ngư năm 2024 gồm 2 phần: Phần lễ được tổ chức trang nghiêm với lễ rước Long Châu từ thôn Bắc Thọ về khu vực lễ đài tại Trung tâm văn hóa Xã Ngư Lộc. Tại đây, lễ vật được dâng lên các vị thần với mục đích tạ ơn các thần đã ban cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, tôm cá đầy khoang, mùa màng tươi tốt, đời sống ấm no, hạnh phúc. Phần hội được tổ chức sôi nổi, vui tươi, lành mạnh, với các tiết mục như: biểu diễn nhạc lưu thủy, múa lân, màn trống hội, diễn xướng chầu văn tại lễ đàn; thi cờ tướng, thi kéo co và nhảy bao bố. Cuối ngày 2/4/2024, Long Châu sẽ được hóa trước biển. Nghi lễ này cũng là hoạt động sau cùng kết thúc lễ hội. 


Theo tương truyền, tại xã Ngư Lộc, có 1 ngôi đền thiêng thờ Đức Ông, hay còn gọi là Cá Ông, linh vật được những người đi biển tôn thờ, sùng kính. Cá Ông, trong đời sống tâm linh của ngư dân, là biểu tượng đem đến sự tốt lành và no ấm. Ngôi đền hàng trăm năm tuổi, cổ kính và trầm mặc, được xây dựng trong khuôn viên riêng biệt của quần thể kiến trúc Nghè - chùa - phủ - miếu Diêm phố. Nơi đây, vẫn còn đặt nhiều bộ ngọc cốt cũ và mới của Cá Ông do ngư dân địa phương tìm được trên biển. Đền thờ Đức Ông cùng với Lễ hội Cầu ngư, là biểu tượng rõ nhất cho lòng thành kính của người dân Ngư Lộc dành cho linh vật Cá Ông.


Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tổng hợp


Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ