Tổng quan về CPA Việt Nam và cách học CPA hiệu quả

2025/01/06

Kỹnăng_Chứng chỉ

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề CPA Việt Nam và cách học CPA hiệu quả. Bài viết dành cho các kế toán viên hay sinh viên chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán muốn tìm hiểu về chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán viên. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì đây là một trong những chứng chỉ kế toán, kiểm toán được quan tâm nhiều nhất hiện nay.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Chứng chỉ CPA Việt Nam

Chứng chỉ CPA Việt Nam (Certified Practising Accountant) hay Chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán viên, là chứng chỉ công nhận năng lực và phẩm chất của một kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp, có thể tự do làm nghề, nâng cao thương hiệu của bản thân và chứng tỏ năng lực với xã hội. Chứng chỉ kiểm toán viên, kế toán viên sẽ được cấp phép bởi Bộ Tài Chính sau khi vượt qua kỳ thi tiêu chuẩn với một số điều kiện hành nghề bắt buộc. Qua đó, Nhà nước cũng sẽ dễ dàng quản lý các hoạt động kế toán tại Việt Nam một cách cụ thể.

Từ năm 2012, Bộ Tài chính đã thừa nhận giá trị của các Chứng chỉ chuyên gia Kế toán hoặc Chứng chỉ Kiểm toán viên nước ngoài như Chứng chỉ ACCA của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc ACCA hay CPA Australia (Chứng chỉ Kế toán viên công chứng được cấp phép tại Úc), và cho phép những người có chứng chỉ này tham gia các kỳ thi sát hạch để dễ dàng chuyển đổi sang CPA Việt Nam.
Bên cạnh đó, một số phần thuộc CPA Việt Nam cũng được các hiệp hội nghề nghiệp quốc tế công nhận như: Hiệp hội ACCA chấp nhận miễn 4/14 môn thi (gồm môn kế toán trong kinh doanh, kế toán quản trị, kế toán tài chính và luật kinh doanh) cho người có chứng chỉ CPA Việt Nam hay CPA Australia cũng đồng ý miễn 3/12 môn thi trong trường hợp tương tự. Một số người có CPA Việt Nam sau một số năm làm việc, đạt trình độ và kinh nghiệm nhất định cũng được CPA Australia thừa nhận và cấp chứng chỉ CPA Australia. Ngoài ra, từ năm 2021, Bộ Tài chính cũng đã cho phép các ứng viên đủ tiêu chuẩn có thể đăng ký chứng chỉ ASEAN CPA để sang làm việc tại các nước trong khu vực ASEAN với tư cách là kế toán viên chuyên nghiệp nước ngoài có đăng ký (RFPA).

2. Một số thông tin về kỳ thi chứng chỉ CPA Việt Nam.

Điều kiện thi CPA 

  • Có phẩm chất đạo đức phù hợp;
  • Tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán hoặc các ngành khác có môn học liên quan;
  • Tối thiểu 36 tháng công tác trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán – tài chính;
  • Có đầy đủ các giấy tờ theo quy định;
  • Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật kế toán năm 2015

Các môn thi trong CPA

Việt Nam Chứng chỉ kế toán viên bao gồm 4 môn thi viết, 180 phút/ 1 môn
  • Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
  • Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
  • Thuế và quản lý thuế nâng cao;
  • Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.
Chứng chỉ kiểm toán viên bao gồm 7 môn thi viết, 180 phút/ 1 môn Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
  • Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
  • Thuế và quản lý thuế nâng cao;
  • Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao;
  • Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;
  • Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;
  • Ngoại ngữ trình độ C của Anh/Nga/Pháp/Trung Quốc/Đức

Hồ sơ dự thi 

  • Phiếu đăng ký dự thi hợp lệ;
  • Bản sao công chứng Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân.
  • Sơ yếu lý lịch
  • Bảng sao Bằng tốt nghiệp
  • 3 ảnh màu cỡ 3×4 và phong bì theo quy định
  • Thẻ dự thi

Yêu cầu bài thi 

Mỗi môn thi sẽ được chấm điểm theo thang điểm 10. Trong đó đối với
  • Chứng chỉ kế toán viên: Hoàn thành tất cả môn thi được yêu cầu với tổng điểm từ 25 điểm trở lên
  • Chứng chỉ kiểm toán viên: Hoàn thành tất cả môn thi được yêu cầu với tổng điểm từ 38 điểm trở lên
Để hiểu rõ hơn về quy định của kỳ thi, các bạn vui lòng theo dõi trực tiếp Thông tư 91/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.
  • Thời gian thi, địa điểm thi dự kiến: Cho đến thời điểm hiện tại, Bộ Tài chính chưa có thông báo chính thức về thời gian và địa điểm thi chính thức cho năm 2023. Tuy nhiên, kỳ thi kế toán viên công chứng thường được tổ chức vào Quý III hoặc Quý IV tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trước khi kỳ thi diễn ra 60 ngày, Bộ Tài chính sẽ có thông báo chính thức
  • Chi phí dự thi kỳ thi CPA năm 2024:
                    Chi phí dự thi kế toán viên (1 môn) 250.000 đồng
                    Chi phí chuyển đổi CPA (1 thí sinh) 2.000.000 đồng

3. Học CPA hiệu quả

Để cho việc ôn tập và thi cử của các thí sinh được diễn ra thuận lợi, Bộ Tài chính đã cung cấp bộ tài liệu ôn tập cho kỳ thi kế toán viên công chứng gồm 2 quyển.
Tuy nhiên, để có được kết quả cao cho kỳ thi thì bạn sẽ phải có chiến lược ôn tập CPA cụ thể được gợi ý như sau:
  • Do kỳ thi CPA được thiết kế theo nhiều môn thi nên bạn phải phân bố thời gian ôn tập một cách cụ thể và chi tiết. Từ đó, lựa chọn khoảng thời gian thi phù hợp. Mỗi năm, kỳ thi CPA sẽ chỉ diễn ra một lần, nên nếu bạn chưa thật sự sẵn sàng với những môn khác thì bạn có thể dời môn đó sang năm thi tiếp theo (tối đa 2 năm). Điều này sẽ rất có ích nếu bạn xác định một kết quả thi thật sự cao và muốn dành nhiều thời gian hơn cho từng môn học. Nhưng bạn phải luôn nhớ, việc tự học sẽ phải đòi hỏi tính kỷ luật rất cao, dù dành bao nhiêu thời gian để ôn tập thì bạn cũng phải có kế hoạch chi tiết để bạn không phải bỏ trống thời gian một cách vô nghĩa.
  • Chủ động trải nghiệm nhiều bài thi thử trước sẽ tạo cho bạn một lợi thế rất lớn về thao tác và tâm lý làm bài, tránh được những thiếu sót như làm bài sót hoặc không đủ thời gian. Ngoài ra, làm bài thi thử cũng sẽ giúp bạn nhìn nhận được những lỗi sai phổ biến của bản thân, từ đó lựa chọn cách khắc phục hoặc điều hướng sao cho các nội dung bài khác sẽ có điểm cao hơn.
Ngoài ra, trong quá trình làm bài thi, các bạn cũng nên luôn đi theo các nguyên tắc: Luôn làm hết các câu hỏi để tránh trường hợp bỏ qua những phần kiến thức cơ bản của mỗi câu.
  • Luôn liệt kê đầy đủ những nội dung lý thuyết mà mình sẽ sử dụng để trả lời các câu hỏi bao gồm khái niệm, công thức,…
  • Luôn chú ý đến đơn vị trong mỗi phép tính để có những quy đổi phù hợp và luôn viết đơn vị phía sau kết quả.
  • Luôn chắc chắn đã kiểm tra kỹ lưỡng bài làm trước khi nộp.
  • Luôn chừa khoảng trống cho mỗi câu để có thể bổ sung khi thiếu ý.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://smarttrain.edu.vn/chung-chi-cpa-viet-nam-va-cach-hoc-cpa-hieu-qua/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ