Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch
vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh
nghiệp.
Trong bài viết này, công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề
Tội đưa hối lộ theo quy định của Bộ luật Hình sự. Bài viết này dành cho
các chuyên gia pháp lý, các doanh nghiệp, tổ chức, cũng như những người lao
động quan tâm đến vấn đề phòng chống tham nhũng và tội phạm kinh tế. AGS muốn
chia sẻ về chủ đề này bởi vì tội đưa hối lộ là một trong những hành vi vi phạm
pháp luật nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh
tế và môi trường làm việc.
I. Tội đưa hối lộ là gì?
Tội đưa hối lộ là hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác
dưới bất kỳ hình thức nào cho người có chức vụ, quyền hạn, nhằm
mục đích yêu cầu họ làm hoặc không làm một việc vì lợi ích của người
đưa hối lộ. Hành vi này có thể được thực hiện trực tiếp hoặc
thông qua trung gian, và có thể bao gồm việc đưa lợi ích cho cá nhân,
tổ chức có chức vụ để tác động đến hành vi của họ theo yêu cầu hoặc lợi ích
của người đưa hối lộ.
II. Quy định về tội đưa hối lộ theo Bộ luật Hình sự năm 2015
1. Quy định theo Bộ luật Hình sự năm 2015
Điều 364 Bộ luật hình sự năm 2015, quy định:
1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức
vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để
người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo
yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới
100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm
đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000
đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất
khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù
từ 07 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất
khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000
đồng.
6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ
chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà
nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.
7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác,
thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối
lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị
phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần
hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
2. Cấu thành của tội đưa hối lộ
Mặt khách quan:
- Về hành vi: trước hết để cấu thành tội đưa hối lộ thì phải có hành vi đưa của hối lộ cho người có chức vụ, quyền hạn dưới bất kỳ hình thức nào có thể là trực tiếp, hoặc qua trung gian môi giới. Tuy nhiên hiện nay, việc đưa hối lộ không chỉ xuất phát từ chủ đích của người đưa hối lộ chủ động đưa cho người có chức vụ, quyền hạn mà còn xuất phát từ việc gợi ý, đòi hỏi hay thậm chí là “sự vòi vĩnh” của những người có chức vụ, quyền hạn. Việc đưa hối lộ được diễn ra dưới rất nhiều hình thức khác nhau, đa dạng và phong phú thông qua nhiều cách khác nhau. Thời điểm hoàn thành tội phạm này được tính từ thời điểm một bên chấp nhận đề nghị hoặc yêu cầu của bên kia.
- Về các dấu hiệu khác: của hối lộ phải có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng việc đưa hối lộ đó phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cơ bản cấu thành tội này.
Mặt chủ quan:
- Người phạm tội đưa hối lộ thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra nhằm đạt được mục đích, mong muốn của mình.
- Mục đính của việc đưa hối lộ là để người có chức vụ, quyền hạn chấp nhận làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người phạm tội. Tội đưa hối lộ có động cơ vụ lợi, tuy nhiên đây không phải dấu hiệu cấu thành bắt buộc của tội phạm này.
Khách thể: Khách thể của tội đưa hối lộ là
hành vi phạm tội xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức kinh tế nhà nước; làm cho các cơ
quan, tổ chức nhà nước bị suy yếu, làm mất đi uy tín của nhà nước đối với nhân
dân; là cơ sở để làm thóai hóa, biến chất đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan
nhà nước làm giảm đi hiệu quả trong công tác quản lý của nhà nước
Chủ thể: Chủ thể của tội đưa hối lộ là người có năng lực trách nhiệm
hình sự. Chủ thể của tội đưa hối lộ không phải chủ thể đặc biệt, tuy nhiên
người phạm tội đưa hối lộ cũng có thể là người có chức vụ, quyền hạn và lợi
dụng chức vụ, quyền hạn của mình để đưa hối lộ nhưng đây không phải dấu hiệu
bắt buộc.
III. Khung hình phạt của tội đưa hối lộ
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ
đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (đối với các hành vi được liệt
kệ tại các điểm a, điểm b khoản 1 Điều 364 Bộ luật hình sự năm 2015)
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với các trường hợp:
- Có tổ chức
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác
trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07
năm đến 12 năm.
Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác
trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
IV. Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội đưa hối lộ
Theo khoản 7 Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội đưa hối lộ như
sau:
7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Theo đó, người phạm tội đưa hối lộ có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình
sự trong trường hợp người này chủ động khai báo trước khi bị phát giác. Khi đó người này có thể được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa
hối lộ tùy theo tình huống thực tế là người này có bị ép buộc đưa hối lộ hay
không.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có
được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm
nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn:https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/ho-tro-phap-luat/toi-dua-hoi-lo-la-toi-gi-nam-2024-nguoi-pham-toi-dua-hoi-lo-bi-truy-cuu-trach-nhiem-hinh-su-bao-nhi-955372-150589.htmlhttps://bnc.tuyenquang.dcs.vn/DetailView/5382/4/Dua-hoi-lo-la-gi?-Quy-dinh-ve-toi-dua-hoi-lo-theo-Bo-luat-hinh-su-?.html